Về Ca Khúc “Vùng Biển Trời Và Màu Áo Em” Của Nhạc Sĩ Nguyễn Vũ Và Mặc Thế Nhân

0 2.240

“Giờ có riêng mình anh ở chốn này
Trời mây bốn bề màu xanh áo em
Thành đô xa lắm giờ anh ngồi đây nhớ nhiều mà biết nói gì
Có buồn không em những chiều tan trường không ai đưa đón bước em đi…

Ngày ấy chúng mình chung một mái trường
Chiều mưa lối về dìu nhau bước đi
Thành đô lẻ bóng mình anh ngồi đây ngắm trời và thương nhớ đầy
Nhớ ngày chia tay thoáng buồn nnên trời thương kéo mây che thành đô…

Đôi khi thấy buồn vì yêu đời lính chiến bấp bênh triền sóng
Để anh thương nhớ khi cánh chim trời tung cánh bập trùng khơi
Đời anh vui say kiếp phong ba hôm nay để mong cho mai đây ta vẹn đầy
Là ngày non nước hết binh đao, cuộc đời đôi lứa hết xa nhau…

Ngày đó quay tàu anh tìm lối về
Mình đi giữa trời nhiều hoa lá bay
Chờ anh em nhé, hẹn em ngày mai có người nhặt hoa sóng về
Kết thành vòng hoa mỹ miều trao làm hoa cưới cho ta đẹp đôi…”

Nhắc đến nhạc phẩm bất hữu “Bài Thánh Ca Buồn” thường xuyên được mọi người thưởng thức khi đất trời bước vào những ngày giá lạnh náo nức cuối năm, nhiều người nhớ về cha đẻ của bài hát nổi tiếng này – Nhạc sĩ Nguyễn Vũ, tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh (1944). Nhưng không ngoài tác phẩm để đời đó, NS Nguyễn Vũ còn sáng tác rất nhiều nhạc phẩm hay, trong số đó có thể kể đến nhạc phẩm VÙNG BIỂN TRỜI VÀ MÀU ÁO EM mà Nhạc Vàng muốn gửi đến mọi người.

Nhạc Vàng được biết, NS Nguyễn Vũ và NS Mặc Thế Nhân từng làm việc cùng nhau trong Ban văn nghệ Hải quân và có tình bạn rất lâu bền với nhau. Theo một số nguồn tin, NS Nguyễn Vũ sáng tác nhạc phẩm VÙNG BIỂN TRỜI VÀ MÀU ÁO EM và có nhờ NS Mặc Thế Nhân góp ý chỉnh sửa. Chế Linh là một trong những ca sĩ thể hiện thành công nhạc phẩm này, và đây cũng tên đĩa nhạc đầu tay mà ông ký với hãng Continental.

Cuộc sống hải hồ đầy phong ba, bão táp hiểm nguy. Người thủy thủ lúc nào cũng đối mặt với những ngon sóng cao ngất trời, cùng với biển và trời mênh mông vô tận, khi bình lặng nhưng cũng lắm lúc hiểm nguy. Tuy nhiên, chính cuộc sống lênh đênh biển cả và màu áo trắng của người lính thủy đã làm gieo niềm yêu thương và làm say lòng rất nhiều người, nhất là những thi sĩ và nhạc sĩ. Rời đất liền xa khơi, ngoài sự dũng cảm và kiên định và tình yêu quê hương, còn phải có một ý chí kiên cường với những khắc nghiệt và hiểm nguy của đời hải hồ. Những khi lênh đênh trên triền sóng trắng xoá, hẳn sẽ có những khoảnh khắc nhung nhớ những điều bé nhỏ luôn cất giữ trong tim :

“Vẫn biết kiếp sống biển khơi là nhớ nhiều
Nhớ phút quyến luyến trên bến khi chia ly
Sóng xô trong lòng đời hải hồ…” (Tình Ca Người Đi Biển)

Nhớ một ánh mắt, mái tóc, nét cười và cả phút giận hờn của người thương…

“Biển khơi không mang hoa màu trắng, tàu anh xa xôi chưa tìm bến…” (Hoa Biển)

em gái hậu phương và những sĩ quan hải quân ngày xưa.

Cũng như “hoa biển” trắng giữa đại dương bao la đẹp lòng người yêu, thì xin người em nhỏ bé hãy:

“Chờ anh em nhé, hẹn em ngày mai có người nhặt hoa sóng về
Kết thành vòng hoa mỹ miều trao làm hoa cưới cho ta đẹp đôi…”

Những ngày tháng xa nhà, những ngày phép hiếm hoi có khi phải hoãn vì nhiệm vụ bất ngờ, nung nấu niềm nhớ với một niềm mong ước đơn sơ:

“Đời anh vui say kiếp phong ba hôm nay để mong cho mai đây ta vẹn đầy
Là ngày non nước hết binh đao, cuộc đời đôi lứa hết xa nhau…”

Những hi sinh không nói hết bằng lời … Xin được phép gửi tình thương mến và sự kính trọng đến các Anh, những trái tim quả cảm kiên cường với màu áo trắng vượt trên biển sóng trùng khơi.

Ban Quản Trị Nhạc Vàng Văn – Trọng – Thiên – Huy

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.