Về Ca Khúc “Ba Tháng Quân Trường” Của Nhạc Sĩ Hoài Nam

0 5.194

Tuổi thư sinh gối mộng đăng trình
Vui buớc quân hành dọc ngang đời lính
Ba tháng quân trường mồ hôi đổ
Ngày đầu tiên bỡ ngỡ tay súng với nhịp đi.

Lâu dần rồi chẳng khó khăn chi
Chín mươi hai ngày lẻ, bạn bè vui vẻ
Còn một đêm nay trước phút chia tay
Ôi tâm sự vơi đầy.

Rời Quang Trung đôi ta cùng nhau nguyện
Dù đường đời mỗi đứa cách mỗi nơi
Nẻo ấy nếu có xa xôi
Nhớ mang theo một lời nguyện mến thương nhau hoài.

Ngày mai đây trên con đường xuôi ngược
Bạn về miền Trung tôi ở miền Tây
Thế gian dù có đổi thay
Tình ta vẫn đẹp như ngày đầu tiên.

Ca khúc Ba Tháng Quân Trường là một sáng tác nổi tiếng của Nhạc sĩ Hoài Nam. Khi nhắc đến ba tháng quân trường là chúng ta nghĩ ngay đến Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Bởi vì trước 1975, người lính khi mới nhập ngũ đều phải thụ huấn quân sự 3 tháng tại Trung Tâm Huấn Luyện Quan Trung, sau 3 tháng thì mới về binh chủng hay đi thụ huấn ở các quân trường khác.

Những người lính trẻ khi bước chân vào quân ngũ, việc đầu tiên họ phải trải qua là những giờ phút tập luyện tại quân trường. Những ngày tháng nơi đây cũng sẽ trở thành những ngày tháng kỉ niệm, “sa trường đổ mồ hôi, thì chiến trường sẽ bớt đổ máu” câu châm ngôn được học thuộc lòng khi họ được huấn luyện tại quân trường.

Nội dung bài hát viết về kỷ niệm của những anh lính khi mới vào quân ngũ còn bỡ ngỡ, còn xa lạ… Nhưng sau 92 ngày gian khổ tập luyện, những chiến hữu tưởng chừng xa lạ ấy lại gắn kết với nhau như anh em một nhà. Bao nhiêu kỷ niệm, những niềm vui và sự hứa hẹn sau 92 ngày quân trường được thể hiện một cách chân thực qua bài hát. Rồi sau ngày đó, người đến đơn vị này, tôi đến đơn vị kia nhưng những phút giây ấy không bao giờ quên được. Tình bạn sẽ mãi mãi bền vững theo thời gian.

Phúc Ben.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.