Hoàn Cảnh Sáng Tác Ca Khúc Giáng Sinh ‘Giáo Đường Im Bóng’ Của Nhạc Sĩ Nguyễn Thiện Tơ.

0 6.118

Nhớ tới đêm đầy ánh sáng
Hương trong gió tràn mênh mang
Giây phút như ngừng thôi rơi
Tiếng kinh muôn lời.

Dáng xinh xinh bao tiên kiều
Quỳ ngân Thánh kinh ban chiều
Trong giáo đường đêm Noel ấy
Ngàn đời tôi mến yêu.

Tiếng A men đều âm u
Hòa theo gió vàng đêm thu
Làm xao xuyến tâm hồn quá
Thời khắc mơ.

Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân
Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm
Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng
Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ.

Năm 1938, khi mới 17 tuổi, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ sáng tác bản nhạc đầu tay “Giáo đường im bóng” viết về một cô gái theo đạo Thiên Chúa, 16 tuổi và tên là Hà Tiên. Ông kể lại: “Trong kỳ nghỉ hè năm 1938 (lúc này ông còn là học sinh trường Thăng Long ở Hà Nội), tôi được mời tham gia biểu diễn đàn ghi-ta ở Nam Định. Ở đây tôi đã làm quen với cô nữ sinh Hà Tiên cũng đến đây đóng góp tiếng hát của mình. Sau buổi dạ hội ca nhạc, tôi được bạn bè cho biết là gia đình cô ấy theo đạo Thiên Chúa. Nghĩ mình là kẻ ngoại đạo nên mới viết nên ‘Giáo đường im bóng’ sau ngày ấy.”

 

Ca khúc “Giáo đường im bóng” được người bạn thân của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ là thi sĩ Phi Tâm Yến trau chuốt thêm phần lời ca, nên vừa công bố đã gây xao xuyến cho công chúng. Dĩ nhiên, một người đẹp thường xuyên đi nhà thờ như Vũ Hà Tiên thì không thể không biết đến ca khúc “Giáo đường im bóng”.

Bối cảnh xã hội không mấy thuận tiện cho các cô gái được tự do yêu đương, nhưng Vũ Hà Tiên vẫn âm thầm giữ liên lạc với nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ. Ngay cả khi cùng cả nhà di cư vào Vinh, thì mối duyên của họ cũng không bị gián đoạn.

Năm 1944, sau 6 năm vun đắp, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ và mỹ nhân Vũ Hà Tiên được làm đám cưới ở xóm đạo Mỹ Dụ – Vinh.

Vợ Chồng Nhạc Sĩ Nguyễn Thiện Tơ.

Phúc Ben.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.