Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Ngày Xưa

2 31.818

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa là đội tuyển bóng đá cấp quốc gia của Việt Nam Cộng Hòa từ 1949 đến 1975. Trước thập niên 60, Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng Hòa được đánh giá là đội bóng mạnh trong khu vực.

Đội lọt vào vòng chung kết hai giải Cúp châu Á đầu tiên và hai lần đều đạt giải tư. Đội cũng đoạt huy chương vàng tại SEAP Games (nay là Sea Games) 1959 được tổ chức tại Thái Lan. Cho đến nay, đây là lần duy nhất cái tên Việt Nam có mặt trong bảng thành tích những nước đoạt huy chương vàng bộ môn bóng đá tại một kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á mà tiền thân là Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á.

Thành tích:
– 1959 : Huy chương vàng bóng đá tại SEAP Games (nay là SEA Games)
– 1966 : Vô địch Giải bóng đá Merdeka lần thứ 10
(hạ Tân Gia Ba (5-0), Nhật (3-0), Mã Lai Á (5-2), Đài Loan (6-1) và thua Ấn Độ (0-1)).
– 2 lần Huy chương bạc (1967 và 1973) và 2 lần huy chương đồng (1965 và 1971) bóng đá tại Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á
– 1971 : Vô địch giải quân đội tại Thái Lan.

Đội tuyển bóng đá Việt Nam Cộng Hòa mới chỉ duy nhất một lần tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới nhưng không vượt qua vòng loại.

Đội tuyến bóng đá VNCH trước 1975
Đội tuyến bóng đá VNCH trước 1975
Từ trái sang – Thủ thành đội banh VNCH Nguyễn Quốc Bảo, cầu vương Pele (Brazil), và tiền đạo Quang Đức Vĩnh tại Thái Lan năm 1974

Thủ quân trung vệ Tam Lang và cúp vô địch Merdeka năm 1966 với đội banh VNCH

Năm 1966, Tam Lang trong vai trò trung vệ đội trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa, ông cùng đội tuyển đã giành được cúp Merdeka. Trong năm này, ông và cựu danh thủ Đỗ Thới Vinh đã được mời vào đội tuyển “Ngôi sao châu Á”. Ở cấp câu lạc bộ, Tam Lang từng chơi cho các đội bóng lừng danh thời bấy giờ như AJS (Association de la Jeunesse sporttive) và Cảng Sài Gòn.

Thủ thành Lâm Hồng Châu trong đội hình Việt Nam Cộng Hòa đi đá SEAP Games 1973 tại Singapore
Thủ thành Lâm Hồng Châu tung người giải nguy trước khung thành trận VNCH đá với Đan Mạch
Tiền vệ Đỗ Thới Vinh, trái, chân sút thần sầu của VNCH một thời
Hàng tiền đạo đội banh VNCH đoạt cúp Quân Đội Thái năm 1974, từ trái – Nguyễn Văn Thắng, Quang Đức Vĩnh, Võ Thành Sơn (người ôm cúp vô địch), và Lê Văn Tâm
Phạm Văn Rạng, thủ môn đội tuyển VNCH 1959
Phạm Văn Rạng ký tên tặng các thiếu nữ hâm mộ người Nhật.

Phạm Văn Rạng là thủ môn của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa, ông cùng đội tuyển đoạt Huy chương vàng môn bóng đá tại SEAP Games lần I (1959) tại Thái Lan.

Ông bắt đầu sự nghiệp năm 17 tuổi trong màu áo đội Ngôi sao Bà Chiểu. Hai năm sau, ông được chọn làm thủ môn cho đội tuyển Thanh Niên. Năm 1953, ở tuổi 19 ông được tuyển vào đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Cùng với đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ông đoạt Huy chương vàng môn bóng đá tại SEAP Games lần I (1959) tại Thái Lan. Đây cũng là lần duy nhất đến nay đội tuyển Việt Nam đạt được HCV môn bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á.

Năm 1964, ông chia tay đội tuyển miền Nam Việt, sau 12 năm trấn giữ khung thành. Nhưng, năm 1966, ở 32 tuổi, ông vẫn được mời vào đội tuyển Ngôi sao châu Á thi đấu với CLB Chelsea của Anh. Trận đấu kết thúc với chiến thắng 2 – 1 dành cho đội tuyển Ngôi sao châu Á. Các báo Malaysia và khu vực đã cùng bình luận rằng: người có công lớn nhất cho chiến thắng của đội tuyển châu Á chính là tay thủ môn đến từ Việt Nam có tên Phạm Văn Rạng.

Ngoài ra trong sự nghiệp, ông từng bắt dính 3 quả penalty của “Vua bóng đá” Pele.

 

 

 

 

Phạm Huỳnh Tam Lang nâng cao cúp Vàng Merdeka, tổ chức tại Mã Lai Á năm 1966
Thủ quân Tam Lang được đồng đội công kênh cùng chiếc cúp vô địch Merdeka 1966

Nghệ sĩ Bạch Tuyết và Phạm Huỳnh Tam Lang
Ảnh chụp tại Giải Merdeka tháng 10 năm 1973. Hàng đầu từ trái sang phải: Tư Lê, Chiến, Quang Đức Vĩnh và hàng sau từ trái sang phải: Nguyễn Thành Sự, Hồ Thanh Cang, Mai Thu Hảo, Võ Thành Sơn và Nguyễn Vinh Quang.
Đang quá cảnh tại phi trường Taipei trên đường đến Hán Thành tham dự vòng loại World Cup năm 1973. Từ trái sang phải: Ngôn 1, Cù Sinh, Bùi Thái Huệ, Nguyễn Tấn Trung và Quang Đức Vĩnh (đứng)

Nhật Hà tổng hợp.

2 Comments
  1. katumtran nói

    Hay quá. Nhìn lại thành tích đoàn TúcCầu của VNCH thiệt là giỏi. Miền Nam ơi, sao bị bức tử quá sớm vậy.
    Tiếc ơi là tiếc.
    Nếu thay chữ Bóng Đá = Túc Cầu ,..thì bản tin hay biết mấy.
    Trước 1975, miền Nam không có chữ Bóng Đá. Nên giữ gìn lịch sử của ngôn ngữ và dùng cho đúng từng thời điểm.
    Rất mong.

  2. Minh nói

    xin hỏi ai là huấn luyện viên của đội VNCH 1959?

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.