Về Ca Khúc “Lính 33” Của Nhạc Sĩ Anh Việt Thanh

0 7.099

Lính thích 33
Như thích đi hành quân
Đời lính vui buồn ai nào biết
Theo ngày tháng kiếp sống ầm thầm một mai.

Uống nốt đi anh
Vô hết trăm phần trăm
Mình uống quên buồn vui đời lính
Lâu gặp quá uống chung ly này mừng nhau.

Thành đô những chiều dập dìu
Đôi lúc mơ nhiều mà đời đã cho bấy nhiêu
Đi lính lâu rồi cuộc đời còn tay trắng tay
Vì nghèo người yêu cách xa
Dù đời phong ba càng say càng uống cho vơi niềm sầu.

Vô hết trăm phần trăm
Trời đất quay cuồng ta càng uống
Men rượu đắng giúp ta quên sầu người ơi..!

Lính 33 hay còn có tên khác là Lính Thích 33, một sáng tác của nhạc sỹ Anh Việt Thanh vào cuối năm 1969 đầu 1970, ca khúc này được ca sĩ Hùng Cường Trình và Mai Lệ Huyền trình bày rất thành công trước 1975. Hùng Cường thu thanh đầu tiên trong hãng dĩa Dư Âm do nhạc sĩ Văn Phụng hòa âm.

Thường thì những người lính sau khi hành quân, được về phép hay nghỉ dưỡng quân ở hậu cứ thì họ thường “chén chú chén anh” cho quên đời, cũng vì đời lính vui buồn ai nào biết, lúc đi âm thầm, lúc về nếu thắng trận thì có khi may mắn được khao quân nên phải uống mừng, còn khi thất trận thì uống cho đỡ buồn. Có khi về những người lính họ uống để nhớ lại những chuyện vừa xảy ra trong cuộc hành quân vừa rồi, đời lính mà, không xanh cỏ thì cũng đỏ ngực thôi.

Nhớ ngày xưa mỗi lần tới ngày Quốc khánh , liên đoàn của bố mình tổ chức văn nghệ mừng lễ, thường mời ca sĩ về hát, có lần mời cả đại danh ca Hùng Cường vì ộng ngày xưa cũng là lính mà , ngày ấy còn bé tí nhưng tôi vẫn nhớ đã được nhìn thấy ông và được nghe ông ca , phải nói là một hạnh phúc không thể nào quên được trong đời .

Trích một comment nói về ca khúc này như sau : Bài hát này ngày xưa đến con nít cũng thuộc nằm lòng nữa , chứ đừng nói là người lớn , hay thí mồ luôn .Giọng ca huyền thoại của danh ca Hùng Cường khi thể hiện bài hát này thì phải nói là “Không bao giờ quên Anh” .

Cũng  xin nói thêm về  xuất xứ cũng như nguồn gốc của bia 33. Năm 1875, một chuyên gia nấu bia người Pháp Victor Larue mở một xưởng chế tạo rượu bia ở Chợ Lớn và hợp tác với ông Hommel mở một nhà máy vỏ chai rượu bia ở Hà Nội. Sau đó ông thành lập nhà máy đặt tên là BGI (Brasseries et Glacières de l’Indochine). Sau khi thành công với nhiều thương hiệu bia, năm 1909, BGI tạo được tiếng vang lớn với loại 33 Export.

33 Export nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu bia được ưa chuộng nhất tại Việt Nam thời đó. Không chỉ người Việt uống 33 Export, người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam cũng coi đây là một trong những loại đồ uống đáng dùng nhất. Xin gửi đến quý vị một số hình ảnh về bia 33 trước 1975 tại Sài Gòn.

Quảng cáo Bia 33 B.G.I BIERE DE LUX tại liên bang đông dương 1933
Sài Gòn thập niên 60.
tiền thân của 333 ngày nay.
zô hết trăm phần trăm

Thái Salem tổng hợp.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.