Cảm Nhận Ca Khúc “Thương Về quán Trọ” Của Nhạc Sĩ Lê Mộng Bảo
Hầu hết những bản nhạc phát hành ở miền Nam trước 1975, dường như đều có lời ca điệu nhạc quá ngọt ngào, ấm nồng, du dương và truyền cảm. Khiến khán thính giả đấm hồn mình vào lời ca ý nhạc. Ca khúc Thương Về Quán Trọ là một trong những bản nhạc tuyệt vời và trần quý đó.
“Thương Về Quán Trọ” một sáng tác của Hoa Linh Bảo, một bút danh của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo một nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều ca khúc nhạc vàng như Thương Về Quán Trọ, Đổi Thay, Đập Vỡ Cây Đàn, Phận Nghèo… ngoài là nhạc sĩ sáng tác, nhà thơ, ký bút ông còn là giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam, một trong những nơi xuất bản tờ nhạc lớn nhất của Sài Gòn trước năm 1975, vốn có tiền thân là nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế. Được biết trước năm 1975, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo còn có nghề tay trái là nhiếp ảnh gia. Có thể nói ông quá đa tài vừa làm nghệ thuật và cả kinh doanh, giới nghệ sĩ bấy giờ gọi ông là “nhà truyền giáo âm nhạc tài ba nhứt Việt Nam” hay “ông anh chi tiền” lý do đơn giản là bởi vị nhạc sĩ này là giám đốc của nhà xuất bản tờ nhạc danh tiếng đưa âm nhạc đến với thính giả và chi trả tiền cho nhạc sĩ.
Ca khúc “Thương Về Quán Trọ” được nhạc sĩ Lê Mộng Bảo viết vào trước những năm trước 75, lời ca trong bài hát diễn tả tình cảm của hai người bạn thân nhau thắm thiết bèn viết thư gửi cho nhau khi người kia lên đường “tòng quân nhập ngũ”.
“Biết rằng anh sẽ buồn, ngày mai đến nhà tôi
Mong thăm người bạn cũ”
Có thể hiểu người xưng “Tôi” ở đây là một người đã đi tòng quân còn “Anh” là một người bạn sẽ đến thăm, bằng cách mượn ngôi xưng nhạc sĩ Lê Mộng Bảo đã đặt mình vào tâm trạng người bạn của mình một người lính để hiểu bạn hơn vì thực chất ông là một nhạc sĩ một nhà nghệ thuật chứ không phải một người lính. Bằng cách này ông sẽ thể hiện được cho người nghe hiểu một cách sâu sắc nhất về tâm trạng của cả hai người, của ông và bạn ông.
“Dừng bước chân dầu ngõ, anh thấy nhà trơ vơ
Không tiếng cười trẻ thơ.
Người người như dợi chờ, một màu lam thương nhớ
Hỏi thăm anh mới biết tôi lên dường tòng chinh
Giờ tôi nghiệp lính
Đời tôi đã vướng kiếp phong trần rồi bạn ơi.”
“Tôi” đi tòng quân nhưng bây giờ đây những năm chiến loạn ấy “Tôi” ngồi đây viết thư cho “Anh” và “Tôi” biết rằng “Anh” chắc chắn sẽ đến nhà thăm “Tôi” một người bạn cũ của “Anh”, nhưng rồi anh cũng sẽ buồn vì không còn thấy bạn đâu nữa. Nhà cửa chơ vơ không có tiếng cười của trẻ thơ, mọi người đợi chờ thương nhớ về “Tôi” và lúc này “Anh” sẽ biết “Tôi” đã đi tòng chinh vướng vào nghiệp lính, vướng kiếp phong trần.
“Những chiều vui thành phố
Anh có thương tôi đang gác giặc ngoài biên khu
Hay hành quân rừng sâu
Bàn tay sạm nắng cháy không còn như ngày xưa”
Và rồi “Tôi” hỏi “Anh” những chiều ở thành phố đàn ca hát vui anh có thương tôi tôi đang gác giặc ngoài biên khu, hành quân rừng sâu, nắng cháy… nhưng mà tôi không sờn chí nam nhi bởi trong gian lao ấy là niềm vui chiếm huy chương. Với “Tôi” việc đi lính không chỉ vì bảo vệ đất nước giữ yên bình cho quê hương mà còn là lý tưởng của nam nhi. Phải có hùng chí phải gan góc phong trần, dù biết gian lao nguy hiểm đấy nhưng phải có tinh thần dám đương đầu với mọi sự nguy hiểm và chiến đấu đến cùng đó mới là lính.
“Quảng thời gian nào dó
Tôi chiếm huy chương xin phép về nhà thăm anh
Mơ một đêm trời thanh
Nằm chung chuyện vãn trút tâm sự riêng lòng mình.”
“Anh” và “Tôi” mỗi người một chí hướng riêng, chúng ta đều là đời trai nhưng người theo nghiệp lính kẻ vướng kiếp cầm ca. Một người mang lời ca ý nhạc xây dựng đời sống tinh thần cho dân tộc, một người đứng đầu gió để bảo vệ bình yên cho quê hương. Để rồi một ngày “Tôi” về phép trong một đêm trời thanh hai ta nằm chung chuyện vãn, tâm sư cho nhau nghe về lý tưởng về lòng mình.
Đang tỉ tê tâm sự cho nhau nghe những lý tưởng thiêng liêng những tình thương dạt dào bỗng nhạc sĩ Lê Mộng Bảo chuyển ngôi xưng lại, lúc này ông không đóng vai người bạn của mình để thay người bạn nói lên tiếng lòng của lính mà ông chuyển về làm chính mình và để hỏi lính:
“Lúc này nơi quán trọ buồn vui có gì không
Biên thư kể chuyện nhé
Làm lính oai hùng đó nhưng cũng nhiều gian lao
Anh biết rồi tại sao !?
Đừng hẹn tôi ngày về vì đường xa thiên lý
Đời trai như chiến sĩ Kinh Kha một lần đi”
Nghe đến đây, nhiều người sẽ thắc mắt “quán trọ” nghĩa là gì? sao lại gọi “quán trọ”? thực chất khi nghe đến hết bài chúng ta sẽ biết được rằng ngay từ đầu nhạc sĩ đã liên tưởng tình bạn của ông và người bạn lính chiến ấy như tình bạn của Cao Tiệm Ly và Kinh Kha.
Theo Sử ký, Cao Tiệm Ly là người nước Yên, ông là một nghệ sĩ chơi đàn trúc. Khi Kinh Kha phiêu bạt từ nước Vệ sang Yên đã kết bạn với ông. Hai người trở thành bạn thân, hằng ngày cùng nhau uống rượu. Cao Tiệm Ly thường gõ đàn trúc, Kinh Kha hát họa theo. Thời đó Kinh Kha được một người tiến cử cho thái tử Đan. Thái tử nhận thấy Kinh Kha là một dũng sĩ khí phách hiên ngang, cử chỉ phi phàm, trong lòng vô cùng mừng rỡ, liền bái làm thượng khanh, cho ra ở quán trọ rồi hàng ngày thịnh tình khoản đãi. Từ “quán trọ” trong bài hát cũng là đây, bởi từ nơi quán trọ Kinh Kha trở thành chiến sĩ thích Tần Vương vang danh một thời.
Khi đại tướng Vương Tiễn nước Tần dẫn quân lên miền bắc xâm phạm nước Yên, thái tử Đan bèn cho gọi Kinh Kha đến rồi nói rằng: “Nếu ta đem binh ra đánh quân Tần, thì chẳng khác nào đem trứng chọi với đá, nay các nước chư hầu đều khoanh tay đứng nhìn, việc liên hợp đánh Tần đã hóa thành mây khói, nay chỉ có cách là cử dũng sĩ hóa trang làm sứ thần đến gặp vua Tần, bức vua Tần hoàn trả đất đai của chư hầu, bằng không thì khử quách hắn đi, vậy ý ông thế nào?”. Kinh Kha nói: “Kế này hay lắm, nhưng muốn đến gần được vua Tần, thì trước tiên phải để hắn tin rằng, chúng ta đến là để dâng lễ và cầu hòa mà thôi. Tôi nghe nói vua Tần nằm mơ cũng muốn được Đốc Cáng, một mảnh đất phì nhiêu nhất của nước Yên…
Mùa thu năm 227 trước công nguyên, thái tử Đan bày tiệc tiễn Kinh Kha ở bờ sông Dị Thủy. Khi lên đường, tại bờ sông Dịch (biên giới nước Triệu), Kinh Kha đã ứng tác hai câu thơ với bạn đi tiễn:
Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục phản
…. Dịch ….
Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê
Tráng sĩ một đi không trở về.
Với Lê Mộng Bảo người bạn lính của ông cũng hiên ngang khí phách chỉ có hơn không kém Kinh Kha bởi bạn ông là một người lính Miền Nam anh hùng. Ông với vai trò một người nhạc sĩ như Cao Tiệm Ly, ông không biết người bạn lính của ông lúc này nơi quán trọ buồn vui có gì không? Với ông hay mọi người thời bấy giờ thì làm lính rất oai hùng nhưng rất gian lao và nguy hiểm. Nhưng tại sao? Người bạn của ông biết thế nhưng vẫn ra đi và còn bảo rằng đừng hẹn ngày về vì đời trai như chiến sĩ Kinh Kha một lần đi. Bởi vì bạn của ông vì ông, vì nước, vì người Việt Nam.
Thật ra ở đây nhạc sĩ Lê Mộng Bảo chỉ mượn tình bạn và chí dũng của người lính để so sánh với nhân vật bên Tàu. Ta trọng Kinh Kha về chổ đó, biết nguy hiểm mà cứ đi, đi mà biết sẽ không về, cái nghĩa với bạn thật là quý báu. Chỉ tiếc rằng cái chế* đó hơi phí và không hẳn là cái chế* của dũng sĩ. Nếu từng yêu mến nhạc vàng và theo dõi một giai đoạn lịch sử hào hùng chúng ta sẽ thấy rằng người lính miền Nam không chỉ có chí dũng. Khi người lính ra trận luôn có “bộ chỉ huy hành quân”, có đồng đội, có kế hoạch hành quân, có phương án hành động, có chiến thuật, có quân phong, quân kỷ… chứ không như Kinh Kha chỉ có ý chí và một thanh gươm. Người lính Miền Nam không vì thù hận gia đình mà đi đánh giặc, người lính ra trận để tự vệ, “đi quân dịch là thương nòi giống” và người đi lính ai cũng mong ngày về mong ngày phép “về thăm anh” thăm gia đình, chứ không phải một đi không trở lại. Nhưng họ nói thế để người thân người ở lại không phải chờ đợi. Và chẳng mai binh biến người ở lại cũng bớt đau thương. Người lính ra chiến trường là mong chiến thắng, chỉ có chiến thắng mới giữ được sự bình yên cho người dân, cho người bạn anh yên vui sáng tác. Chỉ có chiến thắng mới giữ được Tổ Quốc, như chiến thắng Đồng Xoài, Bình Giã, hay Mùa Hè Đỏ Lửa và còn rất nhiều những trận chiến oai hùng khác nữa… Những người lính Miền Nam một số lớn đã “ra đi không trở lại” và một số đã trở về với gia đình. Thế mới có một lịch sử mấy mươi năm của một chế độ.
Sau bao nhiêu năm dù rằng “bạn anh vì nước, vì anh vì da vàng người Việt Nam”, dù bạn anh có “ra đi không trở lại” và dù thời cuộc đã đổi thay chẳng qua vì “vận nước”. Nhưng vẫn ca ngợi “Anh” những người lính bảo vệ yên bình cho quê hương ngày nào để “Anh” yên vui sáng tác mang đến niềm vui cho đời mang đến cho chúng ta những bài nhạc hay như “Thương Về Quán Trọ”.
Trân trọng tình bạn này tinh thần này!
Nhật Hà