Về Ca Khúc “Thúc Quân (Hồn Quân Reo)” Của Nhạc Sĩ Văn Giảng

1 13.106

Dồn trong đêm vắng ngàn tiếng đồng loa vang lừng
Đầu người lô nhô sát theo bờ núi sông hò reo
Thây tan trong khói mây tiến quân tiến quân theo
Nơi chốn sa trường dân Nam hồn thúc hoài vang đời

Việt Nam hận đời đời
Diệt quân Nguyên, quân lướt tới
Thây kề thây
Má* tuôn rơi, theo mộ đường
Mây nước chập chùng, đi về đâu?

Việt Nam hận đời đời
Diệt quân Nguyên quân lướt tới
Thây kề thây
Má* tuôn rơi, theo mộ đường
Mây nước chập chùng, đi về đâu?

Nhìn theo hơi gió thoảng bóng quân Nam lướt đi
Thề cùng diệt tan giống tham tàn thúc quân vùng lên
Nơi đây đất nước Nam biết bao đấng anh linh
Đang dấn thân cùng cố tâm đền núi sông ơn nhà.

Khoảng năm 1972, thời gian tình hình chiến sự diễn ra vô cùng sôi động, trên các đài phát thanh cũng như đài truyền hình Sài Gòn liên tục phát những bản hùng ca để khơi dậy tinh thần yêu nước của thanh niên Miền Nam.

Có một bản hùng ca rất hay và được phát liên tục trong thời điểm này là bài Thúc quân của nhạc sĩ Văn Giảng. Không giống những bài hát khác được sáng tác ngay tại thời điểm đó để phục vụ cho việc động viên, Thúc quân là một nhạc bản cũ được Văn Giảng sáng tác từ năm 1949. Thời điểm ra đời là trong thời kỳ chống Pháp, bài hát còn có tên khác là Hồn quân reo. Ngoài Thúc quân, nhạc sĩ còn là tác giả nhiều bản hùng ca khác như Lục quân Việt Nam, Quân hành ca, Đêm Mê Linh ….

Trong đêm vắng ngàn tiếng quân reo hò để mở đầu cho những trận chiến kinh hồn, thây phơi trên chiến trường. Nhưng, những người trai anh hùng của quê hương vẫn quyết liều thân cho sông núi, một đi không hẹn ngày trở lại. Từ ngàn năm qua, dân Việt oai hùng đã đuổi biết bao quân xăm lăng để bảo vệ quê hương thân yêu, chính là nhờ những người con nước Việt dũng cảm đã xung phong lên đường bảo vệ tổ quốc, từng đợt tiến lên không ngại gian nguy. Khi nghe ca khúc này, người viết cảm nhận thấy lòng yêu nước của bản thân trỗi dậy. Cảm ơn những bậc tiền nhân, những anh hùng dân tộc đã xây dựng và bảo vệ nước Việt thân yêu.

Chi (Tổng hợp nhiều nguồn)

1 bình luận
  1. […] Thời điểm ra đời bài hát (1949) là trong thời kỳ chống Pháp xâm lược, tức nội dung bài hát viết về người lính Việt Minh đại diện cho khối thống nhất của Việt Nam hiện đại nên việc bài hát được dùng để tuyên truyền khác với ý nghĩa đó vào năm 1972 chính là một dạng ngụy niệm cảm tính bất chấp lịch sử. […]

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.