Về Ca Khúc ‘Mùa Xuân Đó Có Em’ Của Nhạc Sĩ Anh Việt Thu

1 11.672

Nếu chiều nay lỡ hẹn không về
Thì xuân năm nay xuân sẽ buồn
Sẽ buồn hơn mấy cội mai già
Và mùa xuân quên mặc áo mới

Hẹn hò xa xưa còn nguyên tất cả
Dành cho em tình yêu rất lạ
Dù sao anh cũng về
Mộng xuân đã chín đỏ

Bàn tay nâng niu hoa cúc
Bàn tay hiu hắt giọt lệ đầy.

Em có nghe trời vào xuân chưa
Bên song từng giọt nắng vàng
Chợt lưa thưa !?

Và mùa xuân đó
Có em thì xuân rất đẹp
Anh không biết xuân về lúc nào
Lời tình đong đưa theo gió
Mình thương nhau mấy tuổi xuân rồi?

“Viết trên đồng dây thép gió Phú Thọ, mùa xuân ngủ muộn năm sáu mươi chín, trời thấp và mây đùn quanh tháp cổ.” — Anh Việt Thu —

Mùa Xuân Đó Có Em là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Anh Việt Thu vào đầu năm 1969. Đối với nhiều người yêu nhạc thì đây là bài hát về Xuân hay nhất, mỗi độ xuân về nghe bài này là lòng lại rưng rưng lòng bồi hồi vô cùng.

“Mùa Xuân còn gì, thưa em ?
Sáu dây rét mướt chưa mềm trăng khơi”
Thơ : Hoàng Trúc Ly

Nhạc sĩ Anh Việt Thu trong thời gian sáng tác ca khúc Mùa Xuân Đó Có Em.

Theo anh Huỳnh Hữu Việt Bằng, là con trai trưởng của nhạc sĩ Anh Việt Thu chia sẻ. Thì ca khúc này nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác vào mùa xuân năm 1969, trong lúc đang công tác ở đài phát tín quân đội bên Phú Thọ. Tưởng rằng ông đã không kịp về đón giao thừa cùng gia đình, và lúc ấy ông ngồi nhớ lại vào mùa xuân cũ năm 1965 khi ông nên duyên cùng vợ mình cũng vào những ngày vào xuân như vầy. Nhưng may mắn thay, ông cũng đã kịp về nhà bên vợ con vào những ngày cuối năm để cùng sum họp đón tết. Và khi ngồi ở bàn làm việc bên song cửa sổ nhìn những tia nắng vàng lưa thưa chiều 30 tết, ông đã lên cảm hứng sáng tác ca khúc Mùa Xuân Đó Có Em này.

 

Phúc Ben.

1 bình luận
  1. Nguyễn Văn Long nói

    Tôi rất thích bài hát này, nhưng băn khoăn về hai câu ” bàn tay nâng niu hoa cúc, bàn tay hiu hắt giọt lệ đầy”, sao lại là hoa cúc, sao lại là gọt lệ đầy? cảm giác có điều gì đó rất buồn ở mối tình trong bài hát.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.