Thanh Nga Nữ Diễn Viên Xuất Sắc Nhất Trong Vở Tuồng Sâu Khấu Về Khuya Những Năm 1966

0 355
Nhận xét về nghệ thuật của soạn giả.
Tuồng xã hội cần nhiều kịch tính và phải thực tế. Phần ca – nghĩa là phần “bài bản” cũng như phần màu sắc của tranh cảnh chỉ là để cho vở tuồng hợp với sân khấu cải lương, và hấp dẫn số khán giả thích nghe ca.
Vỡ “Sân Khấu Về Khuya” của soạn giả Năm Châu xứng đáng là một trong những vở tuồng xã hội thành công nhất về nghệ thuật trên sân khấu đoàn Thanh-Minh Thanh-Nga. Chúng tôi công nhận vở Sân Khấu Về Khuya thành công về nghệ thuật, vì vở này hội đủ kịch-tính, mâu-thuẫn tâm lý, chủ đề được nắm vững và đề tài được thể hiện bằng những sự kiện sát với thực tế xã hội.
Những sự giằng co giữa tình yêu riêng và tình yêu sân khấu, những mối tình nhiều ưu tư của Lĩnh-Nam, buồn nản của Giáng-Hương, bồng bột của Dũng, âm thầm của Quốc-Sơn, kiêu hãnh và nông cạn của Mỹ-Tiên, v.v… Tất cả những tình tiết ấy hợp với bao diễn biến của nếp sống hậu trường tạo nên kịch-tính cho vở tuồng.

Click vào link để nghe vở tuồng Sân Khấu Về Khuya

Mâu thuẫn tâm lý làm nòng cốt cho soạn phẩm này, chúng ta có thể thấy ở Lĩnh-Nam và Giáng-Hương. Tình cảm riêng tư xung khắc đến nỗi họ phải ly dị. Nhưng họ vẫn không thể xa nhau vì sự ràng buộc vô hình là tình yêu sâu khấu. Không thể sống chung trong tình chăn gối, nhưng họ cũng không thể xa nhau trong tình nghệ thuật. Chính mâu thuẫn tâm lý máy làm nóng cốt và động cơ để những sự kiện khác xoay quanh, tạo dựng chủ đề cho sản phẩm: “Tình yêu sân khấu”.
Một phân cảnh trong vở tuồng Sân Khấu Về Khuya

Những nhân vật trong tuồng sống với sân khấu, hy sinh tình cảm và đời tư vì sân khấu, và cuối cùng sân khấu đã kết hợp cho họ ngày đoàn tụ. Không riêng sự đoàn tụ giữa Lĩnh-Nam, Giáng-Hương, mà là sự đoàn tụ chung của tất cả những người yêu sân khấu của cái gánh hát do soạn giả tưởng tượng, từ một chú gác cửa cho đến một cô đào chánh.

Chủ đề đã được soạn giả nắm vững. Từ tình yêu sân khấu khai triển và kết luận bằng tình yêu sân khấu. Điều này chứng tỏ sự vững vàng của tài nghệ soạn giả. 

Đặc điểm của soạn phẩm

Đưa hậu trường ra tiền trường, để khán giả thấy được phần nào nếp sống và khía cạnh tâm lý của những nghệ sĩ sau bức màn nhung, soạn giả đã tạo được nét mới lạ. Sau những giờ thịnh diễn huy hoàng, khi ánh đèn đã tắt, tiếng nhạc đã im và những bộ y trang diêm dúa đã cởi ra, các nghệ sĩ trở về với con người thường trong bóng hậu trường tăm tối. Hay ngay cả những khi bên ngoài sân khấu còn rực rỡ ánh đèn, mà bên trong bên sân khấu rực những tấm “sơn thủy” cũng có biết bao sự kiện buồn vui xảy ra mà khán giả ít khi ngờ tới. Những dằn vặt nội tâm, những gay cấn tình cảm, những sự vật lộn với cuộc sống và sự hy sinh để bảo tồn sân khấu. Phần nào thực tế đã được soạn giả trình bày với khán giả qua đề tài “Sân Khấu Về Khuya”, đặc điểm sát thực tế hợp với những tình tiết của cốt truyện như đã trình bày ở trên, đã đem đến thành công nghệ thuật cho vở tuồng này.

Nhận xét về sự thành công của Thanh Nga, đoạt Huy Chương Vàng Diễn Viên Xuất Sắc trong vai Giáng Hương 
Một diễn viên thành công trong một vai tuồng, lẽ dĩ nhiên là nhờ ở tài nghệ. Những tâm lý, tình cảm và hành động có hợp với người của nghệ sĩ ấy hay không, cũng là một điều quan trọng giúp thêm hoặc giảm bớt mức thành công khi ra sân khấu. Giả tỉ một chàng kép bị tình nhân phản bội, khi đóng vai tuồng một nhân vật bị lường gạt ái tình thì rất dễ xuất sắc. Hãy một cô đào có đứa con mới mất, sẽ có ngay những giọt nước mắt thật trong vai tuồng một nhân vật khóc con
Nếu nhận xét của tôi không làm, thì sự thành công của Thanh Nga trong nhân vật Giáng Hương, chẳng những do tài nghệ, mà còn do tâm lý phù hợp với vai trò nữa. Nhận xét chủ quan của tôi về Thanh Nga là tình cảm của nữ nghệ sĩ này rất trầm lặng, đóng khung trong một tháp ngà, và chi nóng bỏng khi xuất hiện trên sân khấu.

Nàng lạnh lùng với tình ái, hay nàng chưa tìm ra mẫu người lý tưởng? Người ta chỉ thấy Thanh Nga gần như quên mình trong nghệ thuật. Nàng sống bằng sân khấu, với sân khấu và tất cả cho sân khấu. Như vậy tâm lý và tình cảm của Thanh Nga rất phù hợp với vai Giáng Hương. Nghĩa là Thanh Nga yêu sân khấu, bị ràng buộc bởi sân khấu và cũng như Giáng Hương: Thanh Nga hiện sống cho sân khấu nhiều hơn cho chính mình.
Với những nhận xét chủ quan trên đây, thiển ý của tôi là sự phù hợp tâm lý, tình cảm, cộng thêm vào tài nghệ đã đưa đến sự thành công của Thanh Nga trong vai Giáng Hương. Sự thành công ấy được chứng minh và trị giá bằng Huy Chương Vàng Diễn Viên Xuất Sắc Giải Thanh Tâm 66 mà Thanh Nga đã đoạt những năm 1966 vậy.
Một số hình ảnh của cố nghệ sĩ Thanh Nga
Biên Soạn: Phi Sơn

Trích giai phẩm kỷ niệm 17 năm sáng lập đoàn Thanh Minh Thanh Nga ấn hành năm 1967

XIN TÔN TRỌNG TÁC QUYỀN
Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn dongnhacvang.com kèm theo link bài viết và tên tác giả. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube… Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.