Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng Qua Ký Ức Của Ca Sĩ Thanh Thúy

0 10.249

Sau khi nhạc sĩ Nhật Ngân từ trại tỵ nạn sang Mỹ do Thanh Thúy bảo lãnh, chỉ một thời gian sau, đến phiên nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng rời VN đi thoát. Nghe tin anh đến được đảo, chị mừng lắm, biết bao nhiêu kỷ niệm thời xa xưa ở quê nhà Thanh Thúy đã thu rất nhiều bài hát của Trầm Tử Thiêng như Trộm Nhìn Nhau, Hạ Nắng, Ngày Xưa Lên Năm Lên Ba, Đưa Em Vào Hạ, 7000 Đêm Góp Lại.. Khi đến trại, tác giả Kinh Khổ viết thư nhờ Thanh Thúy sponsor. chị nhận lời ngay, vì theo chị: “tình nghệ sĩ phải đùm bọc lấy nhau nhất là lúc này”. Không chỉ lo thủ tục bảo lãnh, dù bận nhưng Thanh Thúy vẫn dành thì giờ viết thư và tiếp tế để nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có mà dùng khi cần thiết.

Hàng đứng từ trái: Nam Trân, Anh Thoại, Thiên Trang, Thanh Mai, Ngọc Chánh, Tony Hoài và hàng ngồi từ trái: Duy Khánh, Trầm Tử Thiêng, Thanh Thúy, Trần Quốc Bảo

Ngày Trầm Tử Thiêng đến Mỹ năm 1985, Thanh Thúy, Nhật Ngân, Nguyễn Long và rất đông bằng hữu ra phi trường thật sớm để đón Ông. Tác giả Tưởng Niệm, Hối Tiếc ở chung với gia đình vợ chồng Thanh Thúy trên thành phố Glendale chỉ một thời gian ngắn là dọn về khu Santa Ana để anh có dịp sinh hoạt ca hát nhiều hơn.

Một trong những kỷ niệm cuối cùng, khi Thanh Thúy trong phòng thu bài nhạc Từ Tiếng Hát Tiếp Nối do anh sáng tác, Trầm Tử Thiêng đã đến tận phòng thu âm để lắng nghe từng nốt nhạc để xem những nốt nhạc nào chị thu chưa vừa ý sẽ được thu lại.. Khi thu xong, Anh nở nụ cười thật tươi và nói: “Bà bầu hát hay quá rồi”.. Cách gọi “bà bầu” là tiếng mà Anh Trầm Tử Thiêng, anh Lê Văn Thiện.. thường gọi Thanh Thúy, vì chị ngày trước thường hay gọi show hoặc mời các anh lo phụ trách hòa âm băng nhạc.. Cái tên gọi dễ thương đó, bây giờ chị Thanh Thúy đâu còn có dịp nghe các anh đó gọi nữa bao giờ.

(trích trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 50 phát hành ngày thứ sáu 22 tháng 1 năm 2016)

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.