Hoàn Cảnh Sáng Tác Ca Khúc ‘Quê Nghèo’ Của Nhạc Sĩ Phạm Duy

0 8.392

Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói
Có những cánh đồng cát dài
Có lũy tre còm tả tơi

Ruộng khô có những ông già rách vai
Cuốc đất bên đàn trẻ gầy
Có người bừa thay trâu cầy

Bình minh khi sương rơi mờ trên rẫy
Thấp thoáng bóng người bên ngòi
Tát nước với giọt mồ hôi

Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy…

Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
Để cho cô con gái không buồn vì gió Đông
Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em
Để cho anh trai tráng được gần người gái quê.

Làng tôi luôn luôn vươn vài đám khói
Những mái tranh buồn nhớ người
Xơ xác điêu tàn vì ai

Nửa đêm thanh vắng không một bóng trai
Có tiếng o nghèo thở dài
Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi

Từ khi đau thương lan tràn sông núi
Quê cũ đã nghèo lắm rồi
Thêm đói thêm sầu mà thôi

Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi
Mơ thấy bên lề cuộc đời
Áo dài đùa trong nắng cười…

Bao giờ em trở lại vườn dâu, hỡi em
Để cho anh bắc gỗ, xây nhịp cầu (anh) bước sang
Bao giờ cho nối lại tình thương, hỡi ai
Để em ra bến vắng, đón người người chiến binh.


Ca khúc Quê Nghèo đã được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác từ rất lâu rồi, bài hát được ra đời vào thời kỳ kháng chiến chống pháp … vào khoảng năm 1948 khi nhạc sĩ Phạm Duy có chuyến đi ngang vùng đất nghèo miền trung Quảng Bình. Lúc đầu bài hát được mang tên Bao giờ anh lấy được đồn tây :


Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân

Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng O nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng

Bao giờ anh lấy được đồn Tây hỡi anh
Để cho cô con gái không buồn vì chiến tranh


Sau vì hoàn cảnh chính trị, ông sửa tên bài thành “Quê nghèo”, phần lời vì thế cũng được chỉnh sửa lại. Phần nội dung không còn xoay quanh một cuộc chiến mà đi vào mô tả hình ảnh của một vùng đất nghèo nàn:

Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói

Có những cánh đồng cát dài
Có lũy tre còm tả tơi

Và sự khốn khó của cư dân, với những ông già cuốc đất, với đám trẻ gầy gò. Những bóng người tát nước bên ngòi từ sáng sớm, nụ cười hiu hắt của người mẹ khi chiều về, bên niềm vui là nồi cơm độn ngô (hiu hắt tiếng bà mẹ cười, vui vì nồi cơm ngô đầy)… Nhưng trong hoàn cảnh cơ cực vẫn còn nghe đâu đó những mơ mộng (nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi), đợi chờ (Bao giờ em trở lại vườn dâu, hỡi em? Để cho anh bắc gỗ, xây nhịp cầu bước sang), và hy vọng:

Bao giờ cho nối lại tình thương, hỡi ai
Để em ra bến vắng, đón chàng người người chiến binh.

Phần lời này nhanh chóng được đón nhận và đã được thu âm bởi nhiều ca sĩ nổi tiếng: Thái Thanh, Duy Khánh, Khánh Ly…

Phúc Ben

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.