Về Ca Khúc “Trăng Sơn Cước” Và Nỗi Lòng Sơn Nữ

1 3.050

Sơn cước (núi rừng) được gọi chung cho vùng đất rừng núi thượng du tập trung ở phía Đông và Tây Bắc. Dân cư đa số là người dân tộc thiểu số, sống rải rác thưa thớt trên các bản thượng. Nhiều lữ khách miền xuôi lên vùng cao không chỉ xao xuyến bởi thiên nhiên thơ mộng nguyên sơ, mà sẽ dễ dàng bị thu hút bởi những ánh mắt, nụ cười và vẻ đẹp duyên dáng của những cô sơn nữ, dù không tô son điểm phấn nhưng lại đẹp đến nao lòng và làm say đấm bao chàng trai. Thế nên nhiều câu chuyện tình đã đi vào âm nhạc như: Chiều lên bản thượng, Nỗi buồn Châu Pha, Ðường chiều sơn cước của Lê Dinh và Minh Kỳ, Chuyện tình La Lan của Hoàng Thi Thơ, Bông hoa rừng của Lê Thương… Cùng cảm hứng về những cuộc tao ngộ của trai miền xuôi và sơn nữ nhưng với tôi Trăng Sơn Cước của nhạc sĩ Văn Phụng và Văn Khôi quá đặc sắc từ lời nhạc cho đến hoà âm phối khí mang đậm dấu ấn riêng.

Nhạc sĩ Văn Phụng sinh năm 1930 tại Hà Nội, từ nhỏ học dương cầm với hai giáo sư âm nhạc người Pháp,Việt. Năm 15 tuổi ông đoạt giải nhất cuộc thi độc tấu dương cầm tại. Từng theo học Y khoa nhưng lại bỏ dở dang theo đuổi âm nhạc. Ông từng được một linh mục chỉ dẫn thêm về thanh nhạc, nên kiến thức về âm nhạc của ông khá rộng. Năm 1954 ông di cư vào miền Nam giữ chức vụ Nhạc Trưởng và tiếp tục sáng tác các bản nhạc hay như: Ghé bến Sài Gòn, Tôi đi giữa hoàng hôn, Tiếng dương cầm, Suối tóc…

Với tôi bài Trăng Sơn Cước này quá hay và đặc sắc vì hầu hết các bài hát thuộc thể loại này ta thấy nhạc sĩ hay sử dụng nhạc khí chiêng trống, tù và, sáo, khen… nhầm muốn mang không khí bản sắc của bản thượng vào âm nhạc. Hình ảnh rượu cần, tù và, rồi ca hát bên lửa trăng cũng là phong tục tập quán nơi đây. Cũng giống các bài hát trên nhưng Trăng Sơn Cước lại mang một giai điệu đặt trưng, bởi nó được hoà âm theo điệu rumba kết hợp nhạc khí dân tộc làm cho bài hát trở nên huyền bí hơn, những đoạn nhanh làm ta cảm giác như mình đang ở cảnh núi rừng cùng nhảy múa với những người bản xứ khác, tạo cho người nghe cảm giác nhẹ nhàng và bình yên. Những đoạn chậm đan xen làm ta man mác theo như đâu đó trong cảnh sinh hoạt nhảy múa lễ hội của dân bản có một cô gái đang buồn nhớ về cuộc hội ngộ một chuyện tình đã qua. Tuy nhiên tổng thể bài hát lại không bi luỵ mà truyền cảm hứng và sức sống, nhạc sĩ đã vô cùng khéo léo đưa cảm xúc người nghe chuyển biến theo âm nhạc.

Suốt canh tàn một mình ta dưới trăng vàng
Đàn trầm rung khúc mơ màng
Gợi lòng ta nhớ mường vang xa

Nhìn ánh trăng mơ về phía trời khuất xa
Một tình thơ chốn non ngàn
Ôi giờ phút sao sớm tàn

Đầu bài hát ta nghe những tiếng trống và tiếng sáo tù .… cách mà nhạc sĩ sử dụng khéo léo nhạc cụ dân tộc lại đánh theo phong cách cổ điển La Tinh nhưng lại hoài hòa và hấp dẫn người nghe quá đỗi. Ta mường tưởng một đêm trăng nào đấy nhạc sĩ trầm ngâm bên góc phố vắng ôm cung đàn, tay đánh những nốt nhạc nhẹ nhàng du dương nào đó rồi mơ màng nhớ về chốn xa nơi non ngàn nơi mình từng ghé qua đã có một mối tình chớm nở và sớm tàn. Với điệu nhạc chậm nhưng không uỷ mị mà man mát có chút quyến luyến nhưng lại khá dứt khoác.

Lòng còn hoài mơ một đêm
Điệu nhạc rền vang rừng thẳm
Rượu cần càng vui càng uống
Đắm say men nồng tình duyên

Cùng chàng ngồi bên bờ suối
Hẹn hò một duyên tình mới
Nàng ngồi lặng nghe chàng nói
Khẽ rung rinh đôi làn môi

Giai điệu bổng chuyện sang nhanh vừa lôi cuốn vừa thôi thúc, bằng loạt ca từ tả cảnh và diễn đạt đêm hội làng mở ra trong mắt người nghe, nghe khá vô lý nhưng rõ ràng những ca từ và giai điệu này khung cảnh hội làng ca múa quây quần bên lửa và trăng có hiện ra trong mắt bạn? sau đó ta nhìn thấy hình ảnh của một đôi tình nhân nào đấy đang “ngồi bên bờ suối” Hẹn hò một duyên tình mới” và bao giờ bắt đầu một mối tình luôn gợi cho chúng ta bao nhiêu mơ ước và hạnh phúc.

Suốt canh tàn kề vai say ánh trăng vàng
Nhạc xa đưa khúc mơ màng
Nàng nhìn ra phía trời xa xa

Như ước mơ duyên tình thơ mộng dưới trăng
Nhưng thời gian vẫn trôi hoài
Trăng tàn úa rồi khuất tàn

Giai điệu lại rủ xuống và trầm bổng, ở đây nhạc sĩ ví mình như người thơ của mình, ông hóa thân vào tâm trạng của nàng sơn nữ để nói lên nổi lòng của nàng hay bao cô sơn nữ khác, giữa chốn núi rừng heo húc bao cô gái miền núi ngày ngày quanh quẩn bên bản thượng có chăng hoa rừng và sương gió điểm tô cho nàng thêm mặn mà và đầm thấm điều đó là mới lạ và cuốn hút với bao chàng trai miền xuôi. Phải chăng những điều mới lạ của nàng làm cuốn hút chàng và ngược lại những lời nói hình dáng tài hoa của chàng trai miền xuôi khiến bao cô gái bản thượng mê mẫn. Nhưng bao kết cục gần như nhau, các anh rồi sẽ về lại với thị thành phồn hoa và gia đình chỉ có chăng để lại một mối tình như Trăng tàn úa rồi khuất tàn… Trăng đến rồi lại đi cứ tiếp diễn như thế chỉ có chờ đợi và tổn thương.

Dạt dào tình vương sơn nữ
Tình thơ ngây bên suối
Xót xa duyên tình xưa

Lạnh lùng ngồi trông trăng sáng
Ta nhớ ngày qua
Nhờ làn gió đưa

Gió ơi đưa về chốn xưa
Thiết tha bên bờ suối thơ
Bóng ai xa còn ước mơ
Ôi ngày vui sao quá vội

Chàng trai thị thành bị thu hút bởi sự mọc mạc mới lạ của sơn nữ thì ngược lại những nàng sơn nữ càng bị thu hút bởi trai miền xuôi hơn trai làng bỡi với các cô gái các anh tượng trưng cho sự văn minh và lãng mạng nên dễ vương vấn có khi không dứt ra được và cả hai đến cuối cùng cũng nhận ra họ thuộc hai thái cực khác nhau nên sẽ không đến được với nhau thôi thì “Tình thơ ngây bên suối” hãy xem là ngày vui quá vội.

Nhật Hà.

1 bình luận
  1. ha anh nói

    hay quá

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.