Về Ca Khúc “Giọt Buồn Không Tên” Của Tô Giang
“Vừa chiều hôm nao anh với tôi đi dạo phố
Hai đứa vòng tay âu yếm như đôi tình nhân
Cười tươi như cô gái thơ ngây vui tin xuân
Chúng mình thân quá thân.
Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca biệt ly
Anh ngước nhìn tôi qua khói hương ly cà phê
Giọt buồn không tên lén qua tâm tư đê mê
Mình thức đêm thật khuya.
Qua ngày đó…
Tôi nghe người nói anh lên đường xa thật rồi…
Tôi buồn nhớ,
Tim đau rạng vỡ ôi thương anh thương nhất đời.
Bàng hoàng như trong cơn chiêm bao tôi thầm nghĩ
Non nước điêu linh yêu quê hương anh phải đi
Can đảm lên đường
Mơ đàn em bé ngồi nhớ anh những đêm trường…
Từ ngày xa nhau chinh chiến đưa anh về đâu
Vai súng vượt biên mưa nắng Khe Sanh rừng sâu
Người thân ai cũng nhắc tên anh trong thương yêu
Biết giờ anh chốn nào…
Bạn bè của ta mỗi đứa tha phương một nơi
Khu phố ngày xưa nay vắng anh không còn vui
Và hàng cây me trút lá khô trên vai tôi
Càng nhớ thương bạn ơi!”
Xung quanh câu hỏi về tác giả viết bài hát “Giọt Buồn Không Tên” này, rất nhiều người cho rằng đó là Anh Bằng, và ngược lại khẳng định chính là Tô Giang. Thật ra, mọi người đều không sai, vì được biết Tô Giang là một bút danh khác của Anh Bằng khi sáng tác trong nhóm Lê Minh Bằng. Tô Giang chính là Anh Bằng, và Anh Bằng chính là Tô Giang.
Vẫn là nỗi niềm của kẻ ở người đi trong thời loạn ly không biết ngày trùng phùng, nhạc phẩm Giọt Buồn Không Tên như lời tâm sự rất đỗi chân thành về kỷ niệm, về nhớ thương, về mộng ước và lo lắng của người hậu phương dành cho những người trai “vai súng vượt đêm mưa nắng xa xôi rừng sâu”. Mong chờ một ngày về…
“Qua ngày đó…
Tôi nghe người nói anh lên đường xa thật rồi…
Tôi buồn nhớ,
Tim đau rạng vỡ ôi thương anh thương nhất đời…”
Như đã biết, NS Anh Bằng sáng tác và phổ nhạc mà đã hàng trăm nhạc khúc tình cảm, đã đánh động được sự rung cảm của hàng triệu con tim khán thính giả. Một số nhạc phẩm mà rất nhiều người yêu nhạc vàng thuộc nằm lòng như “Anh biết em đi chẳng trở về”, “Anh cứ hẹn”, “Căn nhà ngoại ô”, “Chuyện hoa ti gôn”, “Chuyện hoa sim”, “Trúc đào”, “Hoa học trò”, “Tâm sự của em”, “Nếu vắng anh”, “Nếu hai đứa mình”, “Sầu lẻ bóng”, “Giấc ngủ cô đơn”, “Phận tơ tằm”, “Hồi chuông xóm đạo”, “Hẹn anh đêm nay”, “Huynh đệ chi binh”, “Nửa đêm biên giới”, “Lạy mẹ con đi”, “Nỗi lòng người đi”, “Nhớ Sài Gòn”, “Khúc thụy du”, …v.v…
Khoảng vào năm 1966, Anh Bằng cùng với hai nhạc sĩ khác là Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập một nhóm sáng tác nhạc, ký chung tên là “Lê Minh Bằng”. Một số nhạc phẩm nổi tiếng của nhóm Lê Minh Bằng có thể kể đến như “Đêm nguyện cầu”, “Thương về vùng hỏa tuyến”, “Nếu vắng anh”, “Chuyện giàn thiên lý”, v.v
Thái Salem.
Xin không dùng 2 chữ nhạc vàng để nó về nhạc trước năm 75 . Xin gọi là nhạc xưa, ca khúc hay bài hát dùm vì nv gợi lại 1 thời quá ư tàn nhẫn đối với miền nam và nhạc sĩ với ca sĩ cùng thính giả và người hát !!!
Dành cho ai còn chưa biết nhạc vàng là gì.
Có biết sau 75 nhạc cũ bị gọi là nv, bị vùi dập, cấm đoán sỉ nhục thế nào không ? Và đnh nghĩa của nv là gì không? Vc lên án nv là ủy mị, ru ngủ, không mang tính đấu tranh, là công cụ của Ngụy quân Ngụy quyền nhằm phục vụ cho chiến tranh. Ai hát hay lưu hành nv bị phạt tù. Đến 85 cho hát vài bài đến giờ vẫn chưa cho hát mấy bài như : Thư xuân trên rừng cao, 24 giờ phép, Chúng mình 3 đứa v.v.. nói chung bài nào dính chút hơi Ngụy là cấm . Ngay bài Con đường xưa em đi có 2 chữ chiến trường suýt bi. cấm . Còn các nhạc sĩ như Châu Kỳ , Nguyễn Văn Đông , Trúc Phương và nhiều nữa bị đọa đày , hành hạ̣ chết trong nghèo đói nhọc nhằn không ? Phải biết rõ lịch sữ để ngậm ngùi thương cảm cho số phận bi đát của nhạc cũ và nhạc sĩ ngày xưa .
Xin không dùng 2 chữ nhạc vàng để nó về nhạc trước năm 75 . Xin gọi là nhạc xưa, ca khúc hay bài hát dùm vì nv gợi lại 1 thời quá ư tàn nhẫn đối với miền nam và nhạc sĩ với ca sĩ cùng thính giả và người hát !!!
Dành cho ai còn chưa biết nhạc vàng là gì.
Có biết sau 75 nhạc cũ bị gọi là nv, bị vùi dập, cấm đoán sỉ nhục thế nào không ? Và đnh nghĩa của nv là gì không? Vc lên án nv là ủy mị, ru ngủ, không mang tính đấu tranh, là công cụ của Ngụy quân Ngụy quyền nhằm phục vụ cho chiến tranh. Ai hát hay lưu hành nv bị phạt tù. Đến 85 cho hát vài bài đến giờ vẫn chưa cho hát mấy bài như : Thư xuân trên rừng cao, 24 giờ phép, Chúng mình 3 đứa v.v.. nói chung bài nào dính chút hơi Ngụy là cấm . Ngay bài Con đường xưa em đi có 2 chữ chiến trường suýt bi. cấm . Còn các nhạc sĩ như Minh Kỳ , Nguyễn Văn Đông , Trúc Phương và nhiều nữa bị đọa đày , hành hạ̣ chết trong nghèo đói nhọc nhằn không ? Phải biết rõ lịch sữ để ngậm ngùi thương cảm cho số phận bi đát của nhạc cũ và nhạc sĩ ngày xưa .