Nhạc sĩ Trường Sa là tác giả của những bản tình ca nổi tiếng như Rồi mai tôi đưa em, Một mai em đi và rất nhiều ca khúc đến tân bây giờ vẫn được mọi người yêu thích, có lẽ vì nét nhạc dịu dàng êm ái cũng lời ca trau chuốt cho nên những tác phẩm ấy vẫn nằm sâu trong tim khán giả yêu nhạc. Ông tên thật là Nguyễn Thìn, sau này lấy bút hiệu Trường Sa do gia nhập Hải Quân, Ông tốt nghiệp khóa 12 sĩ quan Hải quân Nha Trang, làm hạm phó tàu tuần duyên Trường Sa, sau này phục vụ trong Giang đoàn 63 Tuần thám. Sau những cuộc hành quân đầy hiểm nguy, ông dành thời gian cho niềm đam mê âm nhạc, viết các ca khúc nhạc vàng thời chiến như “Một lần xa bến”, “Hành trang giã từ”, “Chuyện tình người đan áo”. Bút danh Trường Sa vẫn để như vậy.
Ông đã chớm học nhạc từ các thầy cô trong lớp thời tiểu học, sau đó mới nghiên cứu và tìm hiểu thêm. Trong thời gian làm sĩ quan, nhận thấy có nhiều chương trình khích lệ các nhạc sĩ viết những bài hát động viên tinh thần chiến đấu của quân đội. Nên những bài hát như Hành trang giã từ, Chuyện người đan áo, Trên đường về thăm quê em, Một lần xa bến của ông ra đời trong lúc ấy.
Bài Hành trang giã từ mới đầu ông chẳng viết cho một ai cả, sau đó mẹ ca sĩ Kim Loan đến gặp ông và bảo ông viết một bài hát cho con của bà nên ông viết bài Chuyện người đan áo để Kim Loan thâu thanh, bài đấy vẫn còn được rất nhiều người mến mộ. Ông chia sẽ thêm rằng ông viết nhạc chỉ để vui chứ không nhằm mục đích kiếm tiền, nếu có tí tiền tác quyền ông sẽ đưa cho vợ.
Trước 1969, khi nghe được lệnh sắp đi khỏi Sài Gòn để chuyển về miền Tây thì lúc ấy ông đang tham gia chương trình Nửa tiếng của đài phát thanh quân đội luân phiên giới thiệu các sáng tác mới, ông quen Ngô Thụy Miên trong thời gian đó nên ông đã giao chương trình đó cho Ngô Thụy Miên.
Nhưng sau đó, với sự khích lệ của nhạc sĩ Từ Công Phụng, ông bắt đầu chuyển sang viết tình ca. Năm 1967, từ một cuộc tình tan vỡ, ông viết những nốt nhạc đầu tiên của ca khúc Rồi mai tôi đưa em mà phải 2 năm sau mới hoàn tất. Trong thời gian đó, ông cho ra mắt 2 ca khúc Xin còn gọi tên nhau (1969) và Mùa thu trong mưa viết chỉ trong vài tiếng đồng hồ khi cảm xúc đang dâng trào.
“Có cái kỉ niệm rất vui là lúc tôi đưa cái bài nhạc cho hãng dĩa Việt Nam thì lúc đó do Văn Phụng làm hòa âm, tôi chỉ ngồi nghe khi ban nhạc thâu âm với Lệ Thu, Văn Phụng đã đến bắt tay tôi và nói bài hát này tôi viết rất thành công và không ngờ bài hát đó với tiếng hát Lệ Thu đã được giới mộ điêu đón nhận rất nồng nhiệt.”
Hoàn cảnh ra đời của ca khúc Mùa thu trong mưa là trong một chiều mùa thu khi tàu hải quân của ông dừng chân ở cảng Mỹ Tho, một cơn mưa ập đến và khi cơn mưa chưa dứt, đường phố chưa lên đèn thì ông đã sáng tác xong nhạc phẩm này. Qua tiếng hát của Lệ Thu (một giọng ca mà ông hằng mến mộ) bản này đã nổi tiếng và gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Trường Sa cũng như ca sĩ Lệ Thu qua hơn 40 năm.
Bài hát Một mai em đi sáng tác khi ông đang ngồi cạnh tài xế lái xe đến Hồng Nghĩa từ Sài Gòn năm 1973, ông viết Một mai em đi một tình khúc mà ca từ giản dị nhưng sâu lắng và tha thiết. Do ông mến mộ Lệ Thu cho nên sau khi mời cô hát Mùa thu trong mưa, ông vẫn yêu cầu giọng ca Lệ Thu hát bài Xin còn gọi tên nhau.
Ông vẫn nhớ những trận hải chiến vào năm 1972 khi căn cứ của ông bị bao vây ở Đồng Tháp Mười, 20 chiếc tàu của hải quân Mỹ bàn giao cho căn cứ của ông và bị cầm chân ở đó 2 tháng. Căn cứ của ông nằm giữa kênh Đồng Tiến, khúc sông thẳng mà hẹp nên khi bị tấn công thì tàu nát hết, chìm 12 chiếc tàu, người đền nợ nước và bị thương tất nhiều, có người mất tích luôn. Trong thời gian căng thẳng này, tuy mang tâm hồn của một người viết nhạc, tha thiết sáng tác một bài hát nào đó để cống hiến nhưng tâm trí cứ mãi nghĩ về nhạc tình mà thôi.
Rồi đến biến cố 1975, ông lúc đấy là sĩ quan cấp tá của Hải Quân, nên đã cùng tàu đến đảo Guam vào đầu tháng 5 nhưng vì nặng tình gia đình và không thể bỏ vợ con nên đã trở về theo tàu Việt Nam Thương Tín và bị giữ lại suốt 9 năm trong trại giam đến năm 1984 mới được cho về. Sau đó khi về lại Sài Gòn, ông vượt biển vài lần nhưng thất bại, phải đến tháng 9, 1991 ông cùng 3 người con nhỏ mới đến được Canada định cư. Vợ với con gái lớn ở lại Sài Gòn. Qua 1 năm sau ông đã bảo lãnh vợ và con qua Canada đoàn tụ, nhưng người vợ lại ra đi vĩnh viễn trong một tai nạn giao thông năm 1996 khi về thăm lại Việt Nam.
“Lúc đấy thì mình quyết định về là về thôi chứ vợ con mà còn là vợ sĩ quan thì có làm gì mà sống được, có nhiều người kêu mình đi mà mình đi không được, phải quay trở lại”
Vợ nhạc sĩ Trường Sa thời trẻ là nghệ sĩ thiết hài trong nhóm nhảy thiết hài của Nguyễn Thống cùng vợ ông và vợ của Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, sau 1975 ông đi cải tạo ở Châu Đốc, để vợ và 4 người con ở lại Sài Gòn. Ông kể thêm về vợ ông thời gian ấy :
“Nghe nói có anh chủ tịch xã nào đấy cứ ve vãn vợ tôi, nói chồng cô đi biết bao giờ về, bà ấy bảo còn yêu chồng nên không muốn ai cả.”
Có những sáng tác sau này ông viết tặng vợ mình như bài Ru em một đời do Sĩ Phú thâu thanh, bài Những mùa thu qua trên cuộc tình tôi cũng viết cho người vợ tảo tần cao quý, tuy vợ đã chết rồi nhưng ông vẫn mong mỏi “Bao giờ thu mới đem ân tình mỗi ngày trở lại Để quên đi một đời bão nổi, quên một đời em lẻ loi”
Nhạc viết của ông tuy nhiều nhưng vì đắn đo về đề tài nên có nhiều bản nhạc ông chỉ viết nhạc chứ không viết lời và chưa cho công bố. Sau này ông không viết nhiều bài về hải quân nữa, có viết một bài tên Sầu biển về thân phận 1 người đi biển nhưng để trong tập nhạc cũng không phổ biến.
Phúc Ben Tổng Hợp.
Quý vị có thể xem thêm đoạn phỏng vấn Nhạc Sĩ Trường Sa tại chương trình Jimmy Show