Chiều Tây Đô Câu Hỏi Thấm Thía Theo Thời Gian Của Người Miền Nam

1 1.928

Chiều Tây Đô là một sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương, được viết vào năm 1984. Ít người biết rằng nhạc sĩ Lam Phương sinh ra ở Rạch Giá (Kiên Giang) nhưng ông cũng rất có tình cảm với Tây Đô (Cần Thơ). Theo sự tìm hiểu của người viết thì vào đầu thập niên 1980, nhạc sĩ Lam Phương có quen biết với cô Cẩm Hường trong thời gian hai người cùng ở Pháp. Cũng trong thời gian này, phong trào thuyền nhân vượt biển rời bỏ quê hương diễn ra rất sôi nổi. Chính cô Cẩm Hường đã đề nghị nhạc sĩ Lam Phương viết lời một ca khúc về quê hương Cần Thơ của cô. Chính vì thế, ca khúc Chiều Tây Đô ra đời, với mong ước của nhạc sĩ Lam Phương là được đưa người tình về thăm lại quê hương Cần Thơ của Cô. Nhưng thực tế thì mơ ước chỉ là ước mơ, đến cuối đời thì nhạc sĩ Lam Phương vẫn chưa thể về lại được… Dù chưa một phút giây nào ông thôi thương nhớ về quê nhà.

Click vào link để nghe Duy Khánh hát Chiều Tây Đô của nhạc sĩ Lam Phương

Một đêm em mơ mình ríu rít đưa nhau về
Thăm quê xưa với vườn câu thề
Bàn tay anh đan dìu em bước trên cỏ khô
Đi trong hoang vắng chiều Tây Đô

Bờ sông yêu xưa tà áo thướt tha mỹ miều
Sao anh không thấy về Ninh Kiều
Dường như anh nghe đời nặng trĩu trong màu đen
Đen như manh áo buồn chưa quen

Với điệu Bolero cổ điển cộng với phép so sánh đối lập của miền Nam trước và sau 1975, Chiều Tây Đô trở thành một lý luận đanh thép. Nếu không vẽ lại một Tây Đô phồn hoa và yên bình với những vườn cau câu thề, với những câu chuyện của tình yêu và tình người… của miền Nam thuở nào, thì không thể thấy rõ rành một Tây Đô đói khổ sau giải phóng.

Click vào link để nghe Hoàng Oanh hát Chiều Tây Đô của nhạc sĩ Lam Phương

Ghé hỏi cỏ cây cỏ cây khóc gió than van
Kể từ khi mất quê hương gió ra khơi đưa người vượt biển

Nếu những lời hứa của hòa bình, của tự do ấm no, hạnh phúc và Nam bắc chung một nhà thì liệu những người dân chân chất có phải từ bỏ quê hương để theo gió ra khơi vượt biển cả nguy nan, để đến một đất nước xa lạ mà không biết ngày mai như thế nào? Thực tại đã không như lời hứa dành cho miền Nam, người dân sau giải phóng phải sống trong thời đại Bao Cấp không hề tự do và ấm no chút nào cả, đó thời đại của sự kiềm cập không no ấm chút nào. Và đến tận hôm nay hai từ Bắc / Nam vẫn còn là sự rạch ròi ganh ghét thù địch nhau như hai cá thể riêng biệt? suy cho cùng những lời hứa vẫn mãi là những lời hứa…

Click vào link để nghe Hoàng Thục Linh hát Chiều Tây Đô của nhạc sĩ Lam Phương

Mẹ chờ thư về ngồi thèm thuồng miếng trầu cay
Trẻ thơ lang thang vì cơn đói suốt bao ngày
Vợ chờ tin chồng ngày về quá xa xăm
Bao năm giải phóng như thế này phải không anh

Dựa vào những thông tin có được từ báo chí, và thực tại của miền Nam sau 1975 nhạc sĩ Lam Phương đã vẽ nên hình ảnh vùng đất Tây Đô với những người không nhà cửa, trẻ em lang thang trong cơn đói. Từ viễn cảnh đó, ông đồng cảm với những người phải ở lại, sống dưới chế độ cộng sản.

Nếu trước kia, mẹ phải chờ thư con từ biên cương xa xôi, thì sau giải phóng bên miếng trầu, miếng cau mẹ vẫn chờ thư con từ những trại cải tạo xa xôi không biết ngày về. Đến tận hôm nay  mẹ vẫn phải chờ những người con người cháu tha hương cầu thực, bôn ba ở những nhà xưởng khu công nghiệp của đế quốc mà mưu sinh.  Trẻ thơ và người già người trẻ sau 1975 có thể vẫn còn đói khổ vì mới giải phóng vẫn còn tổn hại của chiến tranh, vậy xin hỏi hơn nữa thế kỷ qua trẻ thơ Việt Nam có được quyền lợi và quyền bảo vệ như trẻ em quốc tế? Đừng nghe bất cứ gì từ hai phía đối lập, hãy nghe Chiều Tây Đô và dùng quan điểm cá nhân của chúng ta mà đặt câu hỏi cho chính mình: Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?  câu trả lời nằm trong mỗi chúng ta…

Click vào link để nghe Tuấn Vũ và Mỹ Huyền hát Chiều Tây Đô của nhạc sĩ Lam Phương

Ngày xưa ta quen từng viên đá quanh sân trường
Nay sao nghe khác từ tên đường

Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta hồi hương
Tây Đô sẽ sống lại yêu thương

Những con tàu tha hương rồi một ngày sẽ trở lại, quê hương bao giờ vẫn dang tay đón chờ người con của miền Nam yêu thương… Thế nhưng, mọi thứ sau bao năm giờ đã khác, những con đường xưa giờ khác lạ đến cả tên đường. Tây Đô và Việt Nam vẫn sống… không phải sống vì những lời hứa hay tuyên truyền sáo rỗng, cũng không phải sống vì ngân sách hay chính sách của nhà nước, mà sống bởi tình yêu thương và mong cầu bình an. 

Biên Soạn: Nhật Hà
Bản quyền bài viết và hình ảnh thuộc dongnhacvang.com

XIN TÔN TRỌNG TÁC QUYỀN
Nếu sử dụng cho blog cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn dongnhacvang.com kèm theo link bài viết và tên tác giả. Nếu là website, kênh truyền thông hoặc liên quan đến thương mại, vui lòng liên hệ trước để được đồng ý. KHÔNG được đọc lại bài viết để tạo video trên YouTube… Mọi hình thức vi phạm bản quyền nội dung để kiếm tiền thông qua MMO đều sẽ bị report đến Facebook và Adsense.

1 bình luận
  1. Hồng Đức nói

    Tiếc là bài viết chưa giải thích câu : “đen như manh áo buồn chưa quen”, một câu rất “đắt” khi đặt ở cuối đoạn như một tiếng thở dài !

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.