Mối Tình Bẽ Bàng Cho Ra Đời Ca Khúc “Lạnh Lùng” Của Vạn Thuyết Linh Và Đinh Việt Lang | “Em Nỡ Lạnh Lùng Đến Thế Sao ….”
Sau biến cố chia đôi Bến Hải năm 1954, kế đó triều đại nhà Nguyễn mà vị vua cuối cùng là Bảo Đại bị bứng văng. Nhà Ngô thành lập chính phủ, đệ nhất Cộng hòa ra đời. Nền văn nghệ Việt Nam cũng biến chuyển theo thời thế. Những người trẻ tuổi say mê nghệ thuật cầm ca trong dịp này tung ra hoạt động rất rộng và đi sâu vào đám đông.
Khoảng năm 1955 – 1956 Hội Truyền bá quốc ngữ Việt Nam trở thành một chiến dịch cổ võ dân chúng học hành những tinh hoa của dân tộc. Để yểm trợ đắc lực cho chiến dịch này, hội có thành lập nhiều ban văn nghệ phụ diễn giúp vui cho dân chúng để hăng hái theo đuổi học hành. Các ca nhạc sĩ Trần Trịnh, Văn Trổ, Trần Xuân Thành, Lê Sửu, Vạn Thuyết Linh, Đinh Việt Lang … là nhóm nổi bật nhất trong những buổi trình diễn ca nhạc cho đám đông thưởng ngoạn
Trong dịp trình diễn văn nghệ vùng cầu Chữ Y. Khu phố này thời kỳ đó có rất nhiều thanh thiếu nữ nhan sắc mặn mà, lại say mê âm nhạc nhạc, từ chỗ đó khi toán văn nghệ của hội vừa báo tin là sẽ đến giúp vui bà con thì nơi vòng quanh sân khấu đã đông nghẹt người đến dành chỗ để thưởng thức. Có một cô bé tên Ngọc ở tuổi 16, mình hạc sương mai, tính tình nhút nhát, không chen lấn được với đám đông, cô vòng ra phía sau sân khấu để thưởng thức văn nghệ mà tên tuổi những người nghệ sĩ trong ban đã được nhắc đến nhiều như là những người tài hoa trẻ tuổi. Khi toán trật tự mở rộng vòng đai khán giả, một số người đứng phía sau sân khấu được mời ra. Cô bé Ngọc cũng nằm trong đám người này.
Lúc đó Vạn Thuyết Linh, một nghệ sĩ trong ban nhạc, thấy Ngọc có nhan sắc mặn mà lại duyên dáng, thêm đôi mắt mở rộng thu hồn lãng mạn. Vạn Thuyết Linh khoái trong bụng, bèn ra tay can thiệp xin xỏ cho “bé Ngọc” được ở lại xem trình diễn, chàng viện lý do : “Ngọc là người trong nhà của anh”.
Người khán giả tuổi học trò, chớm tuổi thanh xuân, như con nai tơ chưa vướng bụi tình. Ngọc cảm ơn người anh văn nghệ Vạn Thuyết Linh bằng những lời lẽ chân tình mộc mạc. Chỉ có vậy thôi nhưng người nghệ sĩ vốn nhiều bi lụy, tình cảm rạt rào, Vạn Thuyết Linh đã đem lòng yêu Ngọc từ buổi đó. Phiên hát chấm dứt, Vạn Thuyết Linh dành phần đưa cô bé về nhà cũng ở gần đó. Vạn Thuyết Linh thuộc tuýp người nhỏ con, ăn mặc lúc nào cũng chững chạc, mái tóc tém dài tận ót, những “trang bị” này khiến người nghệ sĩ họ Vạn mặc dù chỉ mới 18, 19 tuổi nhưng đã trở thành một thanh niên rất “thầy giáo”. Phần ông trời cũng cay nghiệt, nắn cho người nghệ sĩ một tướng cách không mấy đẹp trai.
Cha mẹ Ngọc thấy con gái dẫn khách về nhà giới thiệu như một nghệ sĩ tên tuổi của đoàn hát, cũng đem lòng ai mộ và săn đón tận tình. Quả thật, lúc đó bé Ngọc chỉ say mê thích thú Vạn Thuyết Linh qua phong cách nghệ sĩ, một đời sống lang bạc, rày đây mai đó đem tiếng đàn giọng hát đến mọi người. Cửa lòng yêu đương của cô bé chưa hé mở sẵn sàng đón nhận những luồng gió tình cảm phức tạp ái ân.
Vạn Thuyết Linh theo đoàn hát qua nhiều nơi gặp gỡ rất nhiều đối tượng nhan sắc, không hiểu sao lại trúng tiếng sét ái tình nơi Ngọc. Sau lần hội ngộ trên, Vạn Thuyết Linh trở về căn gác trọ (Linh sống chung với Đinh Việt Lang), anh hí hoáy dùng cả trăm trang giấy học trò vẽ hình người đẹp lộng khuôn và tơ tưởng (vì không phải là họa sĩ, Linh phải moi óc tưởng tượng hình ảnh cô học trò, tóc kẹp, có đôi mắt tinh anh dạt dào tình cảm đã hớp hồn anh). Đinh Việt Lang, người bạn ở chung phòng với Linh cũng lấy làm lạ về tình yêu đến quá nhanh và chiếm chật cả trái tim lãng mạn của bạn. Anh thường khuyên Linh nên xét lại tình cảm của đối tượng. Linh vẫn cực đoan trong tình yêu, anh cho rằng Ngọc cũng yêu anh, đó là một mối tình thật xứng đáng và cần được ấp ủ. Để chứng minh cho ý tưởng này, Vạn Thuyết Linh thường đưa Đinh Việt lang tới cổng trường săn đón người đẹp. Lời qua tiếng lại, những nụ cười ánh mắt giữa Ngọc với Linh cho người ngoài cuộc Đinh Việt Lang nhận xét rằng : “Ngọc chỉ coi Linh như một người anh văn nghệ không hơn không kém, nhưng tấm lòng si mê của Linh lúc đó quá nặng, anh viện dẫn từ nhiều lý do nội tại. Ngọc rất yêu anh, nhưng nàng còn nhút nhát, chắc chắn là Ngọc cũng yêu anh, bởi vì anh mới hiểu được nụ cười ánh mắt của nàng, anh mới hiểu được nhịp đập trái tim của người thiếu nữ đó.
Trước những ngoan cố tình yêu một chiều đó. Đinh Việt Lang đành để cho Linh ôm mộng tưởng trong bẽ bàng. Rồi đến một ngày, khi cô bé Ngọc được 19 tuổi, Linh nhận được một thiệp hồng từ Ngọc gửi đến, báo tin nàng sẽ lên xe hoa. Sự thật não nề, tình yêu của Linh được đổi lại bằng một thiệp cưới lạnh như băng, sắc như dao, chẻ xuống tấm lòng người nghệ sĩ những nhát đau thương tan tác.
Thức trắng đêm đau đớn và nhức nhối cho mối tình dang dở, một chiều. Lòng tự ái và nỗi xót xa đã là chất liệu cho Linh thực hiện bài thơ Lạnh Lùng :
Em nỡ lạnh lùng đến thế sao
Tim Anh tan nát tự hôm nào
Giờ đây đã nát càng thêm nát
Muốn nói mà sao vẫn nghẹn ngào.
Sao Em không nói một lời gì
Dầu chỉ một lời không đáng chi
Cũng đủ thổi lòng Anh ấm lại
Bao ngày xa cách buổi Em đi.
Em giết tình Anh nữa phải không?
Em đem băng tuyết lấp hoa hồng
Em đem hờ hững vùi thương nhớ
Em giết lòng Anh trong lạnh lùng.
Bài thơ thật là ai oán, lời thơ mộc mạc, bày tỏ vẹn toàn một mối tình si không lối thoát, đã được Đinh Việt Lang mang phổ thành nhạc, ký dưới tên Đinh Việt lang và Vạn Thuyết Linh. Chỉ một thời gian rất ngắn, sau khi nhà phát hành tinh hoa cho tung ra thị trường đã được đám đông, những lớp thanh niên nam nữ đương thời mang mối tình si như tác giả tiếp đón nồng nhiệt. Ca sĩ Thanh Thúy Lúc đó (khoảng năm 1959-1960) là giọng ca thể hiện được trọn vẹn hồn thơ lẫn ý nhà cho nhạc phẩm này. Phòng trà Anh Vũ nằm trên đường Bùi Viện Quận 3, Sài Gòn không đêm nào vắng những người khách trẻ tuổi đến đó yêu cầu nàng trình bày nhạc phẩm Lạnh Lùng.
Người ta còn biết thêm, có một buổi hát vào cuối đông năm 1961, trong khi Thanh Thúy trình diễn nhạc phẩm Lạnh Lùng trên sân khấu, với giọng ca nức nở, nhũng lỡ làng thiêu đốt tâm tình người nghe. Phía dưới hàng ghế khán giả, có một người nữ dở chiếc khăn tay lau ngấn lệ, nàng khóc đầm đìa nước mắt, đến nỗi người chồng ngồi bên cạnh bực tức bỏ ra về. Người khán giả này chính là cô bé Ngọc. Nàng là người trong cuộc, nguyên nhân của nhà khúc lạnh lùng.
Nghe đâu sau biến cố xót thương đó, vợ chồng Ngọc đi đến chỗ vỡ tan, bởi người chồng quá ghen với tác giả lạnh lùng. Ghen không liên kết với một bóng hình huyền ảo không mảy may có nơi lòng người vợ đáng thương. Trái với Vạn Thuyết Linh, Đinh Việt Lang sau khi phổ thơ bạn và nhạc khúc lạnh lùng đi vào đám đông một cách vũ bão, tên tuổi của tác giả được biết đến như là một nhạc sĩ sáng sáng tác tài hoa nhạc tình. Đinh Việt Lang đã được người chị họ của Ngọc ở cùng khu phố cầu Chữ Y cái mộ hết lòng.
Và cũng và cũng không để cho Đinh Việt Lang phải thất vọng như Vạn Thuyết Linh. Oanh, người chị họ của Ngọc đã hiến dâng trọn vẹn trái tim xuân thùy cho Đinh Việt Lang. Buồn tủi cho cuộc tình hẩm hiu, Linh đề nghị khi tái bản nhạc khúc lạnh lùng không để tên Đinh Việt Lang trong đó. Bởi Đinh Việt Lang người nhận được may mắn trong tình yêu không bị một chút lạnh lùng nào.
Đây có lẽ cũng là một tiên tri cho sự đổ vỡ. Đinh Việt Lang cùng Oanh đu đưa trong nghiệp nôi tình ái chưa được một năm. Người con gái tên Oanh lại lên xe bông về nhà chồng. Người chồng mới, là một thanh niên đẹp trai con nhà giàu tốt nghiệp Kỹ sư trung tâm Phú Thọ.
Từ đó hằng đêm, hai người bạn nghệ sĩ, tác giả nhạc khúc nổi tiếng lạnh lùng, đã thật sự lạnh lùng nơi căn gác trọ đìu hiu, nghèo nàn trong khu lao động miệt Cống Quỳnh. Sau nhạc phẩm lạnh lùng, có lẽ từ băng giá của tình yêu, những hững hờ của tình đời, những bội bạc của hẹn ước. Vạn Thuyết Linh không thấy cho ra đời thêm một tác phẩm nào khác nữa.
“Em đến hai đi chiều cũng xuống
Bàn tay đưa đón cũng chia lìa
Dở dang chất ngất sầu theo đuổi
Lớp sóng trần gian có mấy bờ”
Lâm Tường Dũ (Tình Sử Nhạc Khúc).
hay