Về Ca Khúc ‘Gõ Cửa’ Tức ‘Một Lần Ghé Thăm’ Của Nhạc Sĩ Mạnh Quỳnh

2 19.377

“Nếu có lần em gõ cửa ghé thăm
Gác vắng buồn hiu khung cảnh âm thầm
Em ơi người xưa đã ra đi
Không gặp em lúc phân ly
Không hôn bàn tay nhỏ loạn ly

Luyến nhớ làm chi sẽ khổ lắm em
Ðếm lá mùa thu vương đổ bên thềm
Khi sơn hà nhiều nỗi điêu linh
Ðôi bờ đôi ngã phân tranh
Nghĩ chi nhiều đến chuyện chúng mình.

Ðêm nay ngoài xa mịt mờ
Nằm đây ôm chiếc ba-lô
Thấy đời mang cả ý thơ
Niềm vui là kiếp sống tung hoành
Là chiến đấu cho mình
Và mong mối tình đẹp xinh.

Nếu biết rằng tôi đã bỏ cố hương
Khoác áo thời trai binh lử.a lên đường
Tôi tin rằng người ấy thêm thương
Vui lòng cho kẻ phong sương
Dấn thân miền sú.ng đạ.n sa trường.”

Có nhiều tranh cãi xung quanh việc xác định ai là tác giả của nhạc phẩm MỘT LẦN GHÉ THĂM, hoặc được biết đến nhiều hơn với cái tên GÕ CỬA, được sáng tác năm 1968. Nhiều người cho rằng đây là một sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng. Tuy nhiên, qua tìm hiểu từ một số nhạc sĩ trong giới sáng tác nhạc cùng thời đó, hầu hết đều khẳng định đây là nhạc phẩm do nhạc sĩ MẠNH QUỲNH sáng tác. Và nếu không rõ, có thể sẽ dễ bị nhầm lẫn với nam ca sĩ Mạnh Quỳnh.

Nhạc sĩ Mạnh Quỳnh tên thật là Nguyễn Đình Mạnh, sinh năm 1951 tại Sài Gòn. Theo một số tài liệu cho rằng, nghệ danh Mạnh Quỳnh la do chính cố nhạc sĩ Minh Kỳ đặt cho sau khi ghép tên thật là Mạnh vào thêm chữ Quỳnh.

Ông tham gia hát trên đài phát thanh, thường song ca với ca sĩ Giáng Thu và đã thu âm một số bài hát tiêu biểu như:

– Hai đứa giận nhau (Hoài Linh sáng tác)
– Tuyết lạnh (Lê Dinh – Phương Trà sáng tác; song ca với Giáng Thu).
– Trái cấm (Hoàng Trang sáng tác; song ca với Giáng Thu)
– Hỏi anh hỏi em (Hoàng Liên sáng tác, song ca với Giáng Thu)
– Năm cụm núi quê hương (Minh Kỳ sáng tác. Chủ đề số 4 Nguyễn Văn Đông; Mạnh Quỳnh đơn ca)
– Yêu người không yêu ta (Nhật Nguyệt Hồ sáng tác; Mạnh Quỳnh đơn ca)

Ca Nhạc Sĩ Mạnh Quỳnh Hiện Nay

Nữ ca sĩ Thanh Tuyền là người đầu tiên thể hiện nhạc phẩm này rất thành công và bài hát đã đi vào lòng giới mộ điệu cho đến tận ngày nay. Từng câu từng chữ rất tha thiết và chân thành, vẫn là tình lính đời lính hy sinh, nào dám “nghĩ chi nhiều đến chuyện chúng mình”, xếp lại tất cả để đi theo tiếng gọi non sông.

Nếu lỡ một ngày nào đó em có gõ cửa ghé thăm tôi, sẽ chỉ thấy “gác vắng buồn khung cảnh âm thầm…” Em sẽ biết rằng người trai ấy đã ra đi, ra đi mà không lời giã biệt, bởi ngại lo phút chia ly “luyến nhớ làm chi sẽ khổ lắm em” với đôi mắt đẫm lệ của người thương…

Để rồi:

“Nếu biết rằng tôi đã bỏ cố hương
Khoác áo thời trai binh lử.a lên đường”

thì:
“Tôi tin rằng người ấy thêm thương…”
Thêm thấu hiểu cho lý tưởng sống của người trai thời binh lử.a để chờ ngày trùng phùng, dẫu biết ra đi mấy ai trở về…

Nói về đời lính, thương mấy cho vừa…

________________________________________
Thiên Huy – Tư liệu về tác giả và bài hát sưu tầm nhiều nguồn.

2 Comments
  1. Yên Giang nói

    Quá tuyêt vời. Tác phẩm sống mãi với thời gian.

  2. Duy Linh nói

    Ai đó đã nói trí tưởng tượng còn quan trọng hơn kiến thức. Đời lính ở ngoài sa trường mơ, hay tưởng tượng cảnh tượng người yêu ghé thăm… Và chỉ chừng đó thôi là cảm xúc tuôn trào thành cả một tác phẩm âm nhạc.

    “Nếu có lần em gõ cửa ghé thăm…” theo quý vị là có lần nào em ý ghé thăm không? Làm gì có lần nào đâu! Đó là sự tưởng tượng, ao ước, khát khao, mơ ước của một người lính ngoài chiến trường.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.