Về Ca Khúc ‘Truyện Tình Lan Và Điệp’ Của Mạc Phong Linh & Mai Thiết Lĩnh

Tôi kể người nghe đời Lan và Điệp, một truyện tình cay đắng
Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca
Thuở ấy Điệp vui như bướm trắng, say đắm bên Lan
Lan như bông hoa ngàn, thương yêu vô vàn,
Nguyện thề non nước sẽ không hề lìa tan

Chuông đổ chiều sang , chiều tan trường về
Điệp cùng Lan chung bước
Cuối nẻo đường đi, đôi bóng hẹn mùa thi Lan khóc đợi người đi
Lần cuối gặp nhau, Lan khẽ nói, thương mãi nghe anh
Em yêu anh chân tình nếu duyên không thành
Điệp ơi Lan cắt tóc quên đời vì anh

Nhưng ai có ngờ, lời xưa đã chứng minh khi đời tan vỡ
Lan đau buồn quá khi hay Điệp đã xây mộng gia đình
Ai nào biết cho ai, đời quá chua cay duyên đành lỡ vì ai
Bao nhiêu niềm vui cũng vùi chôn từ đây, vùi chôn từ đây

Lỡ một cung đàn, phải chi tình đời là vòng giây oan trái
Nếu vì tình yêu Lan có tội gì đâu sao vướng vào sầu đau
Nàng sống mà tim như đã chết
Duyên bóng cô đơn đôi môi xin phai tàn
Thương thay cho nàng
Buồn xa nhân thế náu thân cửa Từ Bi

Truyện tình Lan và Điệp là một câu truyện tình hư cấu nổi tiếng ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Câu truyện tình này được nhiều người ví như một câu truyện tình Romeo và Juliet hay “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài” của Việt Nam.

Câu truyện được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, qua tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Câu truyện nói về một mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của một cô gái tên Lan và một chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của một ông quan Phủ ở một tỉnh lẻ, Điệp – một học sinh nghèo – phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông Phủ. Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa để cắt tóc đi tu. Cao trào của câu truyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút hơi thở cuối cùng.

Tác phẩm “Tắt lửa lòng” nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng và được các nghệ sĩ truyện thể ra nhiều hình thức khác nhau.

Năm 1965, các nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng cùng phối hợp nhau sáng tác 3 bài tân nhạc “Truyện tình Lan và Điệp”, ký tên là Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh. Các bài tân nhạc này cũng nhanh chóng được nhiều người thuộc, đặc biệt với bài số 1, truyện tình Lan – Điệp đã trở thành một trong những bài hát được biết đến nhiều nhất tại miền Nam. Và hôm nay Nhạc Vàng gửi đến cho các bạn bài hát truyện Tình Lan Và Điệp 1.

Kim Tài Tổng Hợp.

truyện tình lan và điệp
Comments (4)
Add Comment
  • Trí

    Thông tin trong bài viết nói có 4 bài tân nhạc Truyện Tình Lan & Điệp là không chính xác.
    Nhóm Lê-Minh-Bằng (ký tên Mạc Phong Linh & Mai Thiết Lĩnh) chỉ sáng tác có 3 bài Truyện Tình Lan & Điệp. Còn bài Lan Và Điệp 4 là của Hamlet Trương mới sáng tác sau này (mà theo tôi là nó chưa đủ xứng đáng để gắn con số 4 để mà ngang hàng với 3 tác phẩm bất hủ trước đây).

  • Thái Bình

    Viết “câu truyện” (đúng phải là “câu chuyện”, nó khác với “quyển truyện”) sai chính tả, nên chẳng muốn xem bạn viết gì nữa.

    • Phúc Ben

      Bạn kéo xuống dưới cuối bài viết bạn con cái bìa in trước 1975 rồi quay lại trả lời tôi cũng chưa muộn nhé !

  • Huytruong

    Chuyện tình hay truyện tình khó hiểu quá