Nhạc sĩ Y Vân sinh năm 1933 tại Thanh Hóa. Anh tên thật là Trần Tấn Hậu, thuở nhỏ khi vừa học hết bậc tiểu học, Y Vân đã sang tác được nhạc khúc, Người thầy dạy học anh: cụ Q.H đã khởi thấy từ người học trò này muốn dàn trải âm thanh trên con đường đi tới. Ông khuyên Y Vân: “Không theo đuổi nghiệp cầm ca – con sẽ khổ vì nó”.
Lời khuyên vàng ngọc đó không được Y Vân giữ trong long như một tín hiệu xót xa, trái lại Y Vân quyết tâm theo đuổi đam mê của mình: âm nhạc.
Thực vậy, sau năm 1954 anh vào miền Nam: vùng đất hứa tự do sáng tạo. Anh khởi sự sáng tác những nhạc khúc trữ tình và không bao lâu tên tuổi Y Vân đã rực sáng, bền bỉ và chói lọi với những nhạc phẩm như: “Lòng Mẹ”, “Đêm Giã Từ”, “Người Bạn Mười Năm Qua”. Các vũ trường thời bấy giờ, khách chơi chỉ thấy bước chân mềm dịu, những ẩn tình được tháo gỡ, khi trên bục hát, người ca sĩ trình bày những nhạc phẩm theo thể điệu Slow của Y Vân. Nhạc của Y Vân từ tốn sâu sắc. Lời của nhạc khúc chân tình, dễ đi thẳng vào người nghe. Không có đêm vũ trường nào trong tiếng nhạc, không có lời ca của anh. Sáng tác của anh là những miên trường thôi thúc tình người, những đớn đau của kiếp đời, những hạnh phúc trong lạc loài, trăng hoa trên cây cỏ.
Tài năng ấy, tâm hồn ấy đã được đổi bù bằng mối tình nột ông hai bà. Y Vân được hai chị em của một gia đình vọng tộc cùng yêu. Lãng mạn trong sáng tác, bức phá trong cuộc đời, Y Vân đáp trả lại bằng cách nhận cả hai làm vợ.
Sau hai năm lập gia đình, ở một buổi trình tấu nhạc nơi đài phát thanh Saigon vừa tan, khoảng năm 1965, (lúc bấy giờ Y Vân là nhạc trưởng của một ban nhạc lớn: ban nhạc Y Vân, cùng với Thanh Thoại, Tuyết Mai, Mai Hương làm nền trình diễn) trên đường về, Y Vân được một chú bé “Stop” xe anh lại và mời vào một quán café bên đường. Nơi này có một thiếu nữ nhan sắc đang ngồi chờ sẵn, chú bé giới thiệu người thiếu nữ tên Huyền – sinh viên Việt Hán đại học Văn Khoa Saigon.
Huyền có đôi mắt buồn não nề, trên bâu áo có chít một mảnh tang đen. Y Vân cố moi lại trong ký ức một thân quen nào đó từ thiếu nữ đối với anh, nhưng vẫn không tìm ra một liên hệ nào. Bằng xã giao bình thường, người Nhạc Trưởng bèn buông lời chia buồn một cách bang quơ, vịn vào cớ mảnh tang đen đính trên áo người thiếu nữ . Huyền cười thảm não: “em đâu có ai là người thân quen qua đời, mảnh tang này là dành cho mối tình em đó”. Sau lời minh biện như vậy, Y Vân bị đưa vào thế ngượng ngùng. Anh đã manh nha về một bí ẩn nào đó, thôi thúc người thiếu nữ này muốn diện kiến anh. Nhưng nỗi sầu man mác ẩn chứa trên khuôn mặt gấm hoa ấy, khiến cho Y Vân ái ngại không dám hỏi thăm thêm. Chàng viện cớ bận rộn và xin cáo từ. Trước khi giã từ Huyền và chú bé, Y Vân xin địa chỉ hai người để còn dịp gặp lại lần khác.
Hai ngày sau đó, Y Vân tìm đến nhà Huyền trong một khu nghèo nàn có chiếc cầu cao vắt ngang ao rau muống đường Trương Minh Giảng. Lòng rối bởi một chuyện không đâu, người nhạc sĩ Y Vân bỏ những bước chầm chậm, đếm mòn ưu tư gập ghềnh theo nhịp gỗ.
Sau tiếng gõ cửa đầu tiên, Y Vân được chú bé em Huyền ra mở cửa. Căn nhà vách gỗ đơn sơ cũng đìu hiu như chủ, giống như bốn câu thơ của Lưu Khâm:
“Nhà vắng giăng sầu cõi nhện
Chiếu khan nằm lạnh lẻ loi tình
Êm đềm mà nghe con nước vỗ
Đàn ai vừa đứt một giây trầm.”
Huyền không có mặt ở nhà. Cậu bé kể: “Chúng tôi là con một ông hội đồng ở tỉnh Long An. Hai chị em được gia đình gởi lên Saigon trọ học. Chị Huyền yêu anh không biết từ lúc nào, cho nên sách vở biếng lười. Trong tập vở học trò, chỉ chép toàn nhạc anh – thay vì tiền gia đình gửi lên cung cấp cho chị hoàn tất ban cử nhân Văn Khoa, chị Huyền phung phí vào một lớp học nhạc Tây Ban Cầm cho đến khi chị đàn được, suốt ngày chị chỉ đệm và hát nhạc anh. Hát một mình đơn lẻ. Mấy năm liên tục, chị không đậu thêm được một chứng chỉ nào. Ba mẹ nhiều lần từ tỉnh lên thăm, thấy con gái tiều tụy, biếng ăn lười học, nên đã đưa chị hai trở về quê nhà cấm cố, và bắt ép gả chồng cho chị – một sĩ quan hải quân, hình như người ấy tên là L.T.Đ, ông đẹp trai, có chức phận con nhà giầu, nhưng chị Huyền vẫn một mực từ chối. Bẽ mặt với phía đàng trai mà không hiểu được tấm lòng người con gái đã gửi trọn về mối tình anh. Ba mẹ buông lời từ đứa con không vâng lời ấy. Chị Huyền chặt dạ ôm ấp mối tình ảo ảnh với anh, nên trốn bỏ gia đình trở lại Sai gon, nơi mà chị đã dại khờ mở cửa con tim tuổi thanh xuân yêu một chiều ngườ nhạc sĩ Y Vân. Chị một mình tìm kế mưu sinh chờ dịp gặp anh, hy vọng hai con tim cùng hòa nhịp. Đến khi biết ra anh đã có vợ, chị Huyền đớn đau như chiếc cây gục ngã giữa bão tình. Kể từ đó, chị chít tang đen trên bâu áo. Giã từ người yêu không tưởng chôn nổi si mê dại khờ. Tội nghiệp chị Huyền, tưởng với mảnh vải đen có thể làm nhát dao chặt đứt mối tơ tưởng tình yêu. Nhưng không, tình chết trên mảnh vải sô, mà lại sống hoài nơi lòng chị ấy. Chị muốn gặp anh để nói điều này. Và chị đã không dám nói, làm con ốc mượn hồn, yêu thương chôn chặt mối hận tình.
Nghe đến đây, Y Vân gục đầu xuống bàn. Anh nào có biết oan nghiệt ấy đã đến từ anh cho người con gái yêu thương không dám nói. Anh ra về như chạy. Hình như có bóng ai đang rượt đuổi đòi hỏi một ân tình. Nhạc phẩm “Ảo Ảnh” ra đờisau buổi ra về với trọn đêm thức trắng. Trí tưởng tượng của anh đi trên niềm hối hận. Ảo Ảnh cuộc đời, ảo ảnh tình yêu đã có thực trên những tâm hồn lãng mạn: Yêu mặn nồng, đắng cay, tha thiết. Gió ở trên non, gió cuốn mây trôi, cho dù bầu trời vẫn xanh thờ ơ không mảy may hay biết:
Yêu cho biết sao đêm dài
Cho quen với nồng cay
Yêu cho thấy bao lâu đài
Chỉ còn vài trang giấy
Giòng mực xanh còn đấy
Hứa cho nhiều dù bao lời nói
Đã phai tàn thành mây thành khói
Cũng xem như không mà thôi
Những ân tình em đong bằng nước mắt
Khóc cho đầy hai chữ tình yêu
Phấn hương nồng anh xem tựa tấm áo
Đã phai màu ân ái từ lâu…
Những neo thuyền yêu đương thường dễ đứt
Khiến bao chiều trên bến tịch liêu
Vắng con tàu sân ga thường héo hắt
Thiếu anh lòng em thấy quạnh hiu…
Xưa đêm vắng đưa nhau về
Nay đơn bóng đường khuya
Khi vui thấy trăng không mờ
Lòng buồn nên trăng úa
Kìa phồn hoa còn đó
Những con đường buồn vui lộng gió
Những ân tình chìm trong lòng phố
Cũng theo hư không mà đi.
Những tưởng tượng phong phú, những hình ảnh tan tác trong nhạc khúc muốn đền bù, có từ “Ảo Ảnh”. Y Vân cũng không thể nào đáp trả được mối tình của người thiếu nữ, yêu si mê, dại khờ tên Huyền. Có chăng có chăng là những nhánh gai Hồng làm đau đớn thêm cho chậu tình không bao giờ chết.
“Ảo Ảnh” đi vào đám đông, được giới thưởng ngoạn ôm ấp làm của riêng để phút giây nào đó trên đường đời gặp phải hạnh phúc phù du làm an ủi. Sau “Ảo Ảnh”, Y Vân vẫn chưa thoát ra được nổi ray rứt về tội lỗi vô tình của mình. Anh sáng tác thêm “Đừng Lừa Dối Nhau”. Lừa dối có từ kiếp trước mà ông xanh đã đặt thành giới tuyến trong tình yêu. Định mệnh đã lừa dối long người – chiếc áo đời gợn sóng những cánh bèo yêu đương, khói mây làm ảo ảnh.
Lâm Tường Dũ (Tình Sử Nhạc Khúc)
HAY