Hoàn Cảnh Sáng Tác “Nhớ Người Thương Binh” Của Nhạc Sĩ Phạm Duy

Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi giết thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa Thu.

Từ ngày, từ ngày chinh chiến mùa Thu
Có chàng ra lính biên khu ai ơi tung hoành (ư ư ừ)
Chiều về trên cánh đồng xanh.

Chiều quê hằng nhớ người trai
Và em nhìn tháng ngày trôi
Nhớ người đi, đi rồi
Người vì non nước xa xôi.

Một chiều, một chiều trên quãng đường xa
Bóng người anh dũng năm xưa ra đi chốn này (ư ư ừ)
Chàng về nay đã cụt tay.

Chàng về, chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa Thu.

Chiều quê còn nhớ người chăng
Vì ai vào chốn tử sinh
Chiến trường quên, quên mình
Người về có nhớ thương binh.

Người về, người về có nhớ thương binh.
Tôi về tôi nhớ chiều xanh ra nơi sa trường (ư ư ừ)
Và ngày tôi đã bị thương
Và ngày, và ngày tôi đã bị thương
Thân tàn nhưng trí càn vương ai ơi mây trời (ư ư ừ)

Chiều về thương nhớ đầy vơi.
Người xa gửi đến quà xa
Ngồi đây tưởng đến lệ rơi
Hỡi người xa, xa vời
Đẹp lòng tôi lắm ai ơi !

Năm 1947, Nhạc sĩ Phạm Duy bắt đầu sáng tác nhạc mang âm hưởng dân ca, mà theo ông: “Tôi nghĩ rằng tôi là người Việt Nam, nếu tôi muốn được gọi là một nhạc sĩ Việt Nam, thì tôi phải làm nhạc dân ca. Đó là chuyện rất giản dị… Tôi phải khởi sự sáng tác của tôi bằng những bản nhạc mang tinh thần Việt Nam và với chất liệu của Việt Nam nữa”

Bài dân ca mới đầu tiên của thời đại và mang tinh thần kháng chiến là bài Nhớ Người Thương Binh được nhạc sĩ Phạm Duy sọan tại Vĩnh Yên năm 1947. Bài này được phổ biến rất mạnh mẽ tại miền Việt Bắc khiến cho người miền núi cũng dịch ra tiếng Tày để hát : Pài mà, pài mà qua nứng nà khuê…

Thái Salem Tổng Hợp

nhớ người thương binhphạm duy
Comments (0)
Add Comment