Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Và về đây nghe gọi tiếng xưa
Để nhớ trong tiếng vỡ bờ.
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây thỏa ước mơ đi hát dạo
Để chào đời bằng hạt sương mai
Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối.
Và hận thù người người lắng xuống
Rồi tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi.
Này hồn ơi lên cao lên cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương.
Này thịt xương ta chưa mang theo
Khi ngã xuống mê man tủi hờn
Và về đây nghe nhau thở dài trong đêm
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây cùng khóc trên sông nước buồn
Chở lòng mình trở về quê hương
Chở hồn mình về dòng suối mát.
Chở thật thà vào lòng dối trá
Và nhạc hoa xin tạ chút ơn
Hoan phế khi đã gặp nhau.
Ca khúc”Về Đây nghe Em” được nhạc sĩ Trần Quang Lộc phổ từ bài thơ của A Khuê. Tác phẩm này ra đời năm 1967 nhưng bị vùi quên sau năm 1975 và mãi đến năm 1990 mới được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Lời hát nghe mộc mạc, gần gũi với bất cứ một ai đã từng sinh ra và lớn lên tại Việt Nam…
Nói về bài hát : Về Đây Nghe Em này, Nhạc sĩ Trần Quang Lộc bồi hồi kể lại :
“Tôi viết Về Đây Nghe Em năm 1969-70, thời điểm đó ở Sài Gòn thì chiến tranh đang ở cao trào. Buổi tối ở Sài Gòn lúc đó thời tôi còn đi học tối thì đi đánh đàn ở các quán Bar. Thành phố Sài Gòn giới nghiêm vào khoảng 9 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau, ban đêm chỉ còn lại những người lính Mỹ. Còn trong mấy quán bar chỉ còn lại những cô vũ nữ, cave…những cô sinh viên mặc mini jupe phục vụ trong những quán bar này…
Lúc ấy mình là con người Việt Nam nên có cái nhìn hình như có điều gì đó ray rức trong lòng…cảm nhận có cái gì đó mình không diễn đạt được. Mình cảm nhận có một sự mời gọi để quay về với quê hương, những day dứt đó mình viết thành ca khúc Về Đây Nghe Em.”
Thái Salem.