Tỉnh Kiến Tường được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Ngô Đình Diệm để “thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”. Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Kiến Tường được thành lập trên cơ sở đổi tên tỉnh Mộc Hóa cũ (thành lập ngày 17 tháng 2 năm 1956). Tỉnh lỵ có tên là “Mộc Hóa”, về mặt hành chánh thuộc xã Tuyên Thạnh, quận Châu Thành. Tỉnh Kiến Tường bao gồm ba quận, ba tổng, 18 xã (ngày 24 tháng 4 năm 1957):
- Quận Châu Thành, quận lỵ ở xã Tuyên Thạnh, có một tổng là Thanh Hòa Hạ.
- Quận Tuyên Bình, quận lỵ ở xã Tuyên Bình, có một tổng là Thanh Hòa Thượng.
- Quận Ấp Bắc, quận lỵ ở xã Tân Hòa, có một tổng là Ninh Hòa.
Ngày 7 tháng 6 năm 1958, tỉnh Kiến Tường bao gồm ba quận, chín tổng, 23 xã:
- Quận Châu Thành Mộc Hóa, quận lỵ ở xã Tuyên Thạnh, có hai tổng là Mộc Hóa Hạ và Mộc Hóa Thượng.
- Quận Tuyên Bình, quận lỵ ở xã Tuyên Bình, có ba tổng là Tuyên Bình Hạ, Tuyên Bình Trung và Tuyên Bình Thượng.
- Quận Kiến Bình, quận lỵ ở xã Tân Hòa, có bốn tổng là Kiến Bình Đông, Kiến Bình Tây, Mỹ Bình Hạ, Mỹ Bình Thượng (quận Kiến Bình đổi tên từ quận Ấp Bắc).
Ngày 10 tháng 3 năm 1959, Kiến Tường được lập thêm quận mới là Tuyên Nhơn, do tách từ quận Kiến Bình, quận lỵ ở xã Thủy Đông, gồm hai tổng là Mỹ Bình Hạ, Mỹ Bình Thượng, có sáu xã. Sau năm 1965, các tổng đều bị giải thể. Về sau, quận lỵ quận Tuyên Bình cũng được dời về xã Thái Bình Trung.
Trên địa bàn thị xã Kiến Tường từng có Sây bay quốc tế Mộc Hóa. Sân bay được xây dựng từ năm 1965 và phục vụ cho mục đích quân sự kết hợp dân sự, là cửa ngõ đi vào vùng Đồng Tháp Mười bằng đường hàng không. Sau năm 1975 thì bỏ hoang phế. Sân bay có hai đường băng song song rải nhựa nóng, dài 1.800m rộng 120m nếu không bị bỏ hoang và được đầu tư thích đáng thì có thể trở thành sân bay nội địa.
Thời gian đầu sau 1975, Nông trường Lúa Vàng (Nông trường quốc doanh) sử dụng sân bay để đáp máy bay trực thăng cho mục đích nông nghiệp (xạ lúa, rải phân, phun thuốc,…). Tuy nhiên, sau đó nông trường giải thể, sân bay chính thức bị bỏ hoang cho đến ngày nay.
Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì tên gọi tỉnh Kiến Tường cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng “quận” có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng “huyện” (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).
Bên cạnh đó, chính quyền Cách mạng cũng tách một phần đất đai xã Tân Bình (thuộc quận Kiến Bình cũ) và một phần đất đai xã Tân Đông (thuộc quận Tuyên Nhơn cũ) cùng thuộc tỉnh Kiến Tường để sáp nhập vào địa bàn tỉnh Mỹ Tho lúc bấy giờ (ngày nay là tỉnh Tiền Giang). Hiện nay, vùng đất này tương ứng với các xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Thạnh Tân, Thạnh Hòa cùng thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc “nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước”. Theo Nghị quyết này, tỉnh Long Châu Tiền, tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Tường sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.
Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Long An và tỉnh Kiến Tường được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh.
Thái Salem Tổng Hợp.
…nhìn thấy yên bình ấp áp, nhưng so sánh hôm nay thì quả thật VN đả mang được đội hai 7 dặm…