Nhạc sĩ Bảo Thu tên thật là Nguyễn Trung Khuyến, ông sinh năm 1944, là một nhà ảo thuật đồng thời cũng là một nhạc sĩ nhạc vàng danh tiếng. Ông đã cho ra đời rất nhiều ca khúc giá trị như “Cho tôi được một lần”, “Nếu xuân này vắng Anh”, “Hoa Không Gian”, “Thương ca mùa hạ” v.v…
Nhạc sĩ mang gốc gác đạo Cao Đài, sinh trưởng trong gia đình trí thức, từ 8 tuổi đã được gia đình cho gửi đi học đàn mandolin. Nhưng sau đó bỏ dở vì việc học và sức khỏe không chó phép. Ông vốn mang hứng thú với ảo thuật từ các gánh Sơn đông mãi võ và nghiên cứu ảo thuật cùng với ông nội – một thầy giáo dạy Pháp văn, đồng thời cũng là nhà báo, nhà văn và thi sĩ.
Ông có thời gian biểu diễn ảo thuật từ 1959, lần diễn đầu tiên là cho đoàn Kim Cương, lấy nghệ danh là Nguyễn Khuyến, vì trẻ tuổi nhưng thành tài nên ông được báo chí đặt biệt danh là “Thần đồng ảo thuật Việt Nam”. Thời gian sau đó, ông nhận show biểu diễn các tiết mục ảo thuật cho ban nhạc của nhạc sĩ Lâm Tuyền cùng với Nguyễn Ánh 9, Duy Khiêm, v.v… đồng thời cũng làm thành viên dự bị tay trống và guitar. Sớm bộc lộ tài năng về âm nhạc, ông được nhạc sĩ Lâm Tuyền tặng cây đàn guitar và dạy nhạc miễn phí.
Ông hành nghề ảo thuật quanh các rạp chiếu phim, phòng trà cho diễn các tiết mục tạp kỹ. Mãi đến năm 1961, ông được Hội ảo thuật gia Pháp quốc cho gia nhập với danh là Ảo thuật gia tập sự tại Paris, năm 1962 được công nhận là Ảo thuật gia chuyên nghiệp. Trong giới ảo thuật, ông được mệnh danh là “Ông hoàng bồ câu” với nhiều tiết mục ảo thuật với chim bồ câu.
Ông bén duyên với âm nhạc từ năm 20 tuổi lúc thường hay đến đánh trống hoặc guitar dự bị khi đài phát thanh thiếu người do nhạc sĩ Nguyễn Đức, Tùng Lâm giới thiệu. Vào những Chúa nhật thường đến trợ giảng cùng các nhạc sĩ ban Việt Nhi dạy cho các em thiếu nhi ca hát. Ông sáng tác và giới thiệu tác phẩm đầu tiên là bài “Ước vọng tương phùng” vẫn để tên là Nguyễn Trung Khuyến, bản nhạc “Ước vọng tương phùng” được tình cờ viết khi mượn ý thơ của cô gái học trò nhạc sĩ Nguyễn Đức, sau ông gửi tác phẩm lên Đài phát thanh truyền hình quân đội, về sau này lại nhận được giải khuyến khích.
Sau khi được mẹ của ca sĩ Xuân Thu gợi ý, ông bắt đầu nghĩ đến chuyện đặt nghệ danh; nghệ danh Bảo Thu được lấy từ các cô bạn gái tên Bích Bảo và Thanh Thu ở Đà Lạt và ca sĩ Xuân Thu (ban nhạc Blue Star) ghép lại và sau đó ông bắt đầu in bản demo bài hát “Ước vọng tương phùng” dưới tên Bảo Thu. Nối tiếp theo con đường âm nhạc, ông viết thêm bài hát “Đừng hỏi vì sao tôi buồn” mang âm hưởng Boston – mà theo ông là khá khó hát trong thời gian đó cho nên cũng không thành công lắm, ông có hợp soạn với Mạc Thế Nhân một vài bài nhạc lính: “Một lời cho em” và “Tôi thương tiếng hát học trò”.
Một năm sau khi nhận được giải thưởng từ Đài phát thanh Sài Gòn với bài “Ước vọng tương phùng”, ông cho ra đời nhạc phẩm “Giọng ca dĩ vãng” từ một mối tình buồn của mình với một cô học trò học đàn kém ông 6 tuổi. Ông gửi bài hát cho nhiều ca sĩ đi hát ở nhiều nơi, nhận được nhiều ý kiến bàn luận tích cực, nên vào năm 1967, ông đã tự xuất bản 5 ngàn bản dưới bản vẽ bìa của họa sĩ Sỹ Tâm cùng giọng ca ca sĩ Giao Linh và hãng đĩa Sơn Ca của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Ông đem chào bán các nhà xuất bản Minh Phát, Duyên Hồng, Tinh Hoa, v.v… sau lại in thêm 10 ngàn bản bản dưới bìa là ca sĩ Kim Loan bán cho nhà xuất bản Duyên Hồng, 10 ngàn bản cho nhà xuất bản Tinh Hoa và sau đó nhạc sĩ được kí độc quyền với nxb Duyên Hồng 50 ngàn bản. Riêng với bài hát “Giọng ca dĩ vãng” tính từ ngày phát hành từ năm 1966 đến 1975, ông bán được gận 1 triệu bản. Nhạc phẩm sau đó được trình bày bởi nhiều ca sĩ thành danh như Thanh Tuyền, Thái Thanh, … Ông được mời phụ trách chương trình “Tiếng K thời đại”, sau đổi tên thành “Tiếng hát 20” rồi “Chương trình Bảo Thu”.
Bài hát “Cho tôi được một lần” được sáng tác vào khoảng năm 1967 trong tâm trạng mong muốn có một mối tình, một đám cưới mông mợ, ngoài ra còn thêm mơ ước được hòa bình, được “nghe tiếng sú.ng im hơi”. Bài hát được rất nhiều người đón nhận, được hang dĩa Việt Nam kí độc quyền tên Bảo Thu. Bài “Cho tôi được một lần” lúc đấy được hòa âm bởi dàn nhạc Văn Phụng và tiếng hát của ca sĩ Lệ Thu.
Sau đó ông có hợp soạn bài “Tôi thương tiếng hát học trò”, dưới tên Trần Anh Mai cho hãng đĩa Tri Âm, do nhạc sĩ Mạc Thế Nhân biên tập. Sau đó là bài “Lính và tình yêu” “Xuân trong rừng thẳm”.
[Bút danh Trần Anh Mai là tên viết tắt từ chữ T.A.M nghĩa là Tâm – những người có duyên với mình – theo như ông nói. Sau đó ông dùng bai hát “Cho tôi được một lần” làm sính lễ cầu hôn ca sĩ Thanh Tâm. Thanh Tâm là một ca sĩ từng được ông đào tạo, nổi tiếng một thời với nghệ danh Song Thanh (với ca sĩ Thanh Mai).]
Bài hát “Nếu xuân này vắng Anh” được viết tầm đầu Xuân 1968, theo như ông nói là viết cho một người tên Anh, và nhạc của ông được lồng rất nhiều tên nhiều bông hoa để tìm cảm hứng sáng tác trong tâm hồn mình. Bài hát được viết gấp rút khi ông vừa dạy ảo thuật cho học trò, vừa soạn nhạc cho hãng dĩa Việt Nam trong một buổi sáng vì trước đó khi đi uống cùng bạn bè, ông trót nói với người của hãng rằng ông đã soạn xong bài hát cho Cuốn dĩa Xuân (bao gồm 2 bài của nhạc sĩ Phạm Duy và 2 bài của nhã sĩ Bảo Thu; “Mai vẫn còn xuân”). Vì không trau chuốt phần sáng tác, nên bản nhạc được hãng dĩa Việt Nam phát hành dưới giọng ca của Xướng ngôn viên đài phát thanh quân đội, sau là ca sĩ Trúc Ly, vẫn dưới hòa âm của ban nhạc Văn Phụng. Ông chia sẻ lúc đấy ca sĩ Trúc Ly cảm nhạc vẫn chậm, vẫn xấp nhạc, tuy là thuộc lời, nên ông đã nghĩ ra cách đeo headphone nghe nhạc ra dấu cho cô hát vào những lần vào nhịp. Bài hát “Nếu xuân này vắng Anh” dưới giọng ca mộc mạc của ca sĩ Trúc Ly lại thành công và dẫn đầu bản in Xuân năm đó. Sau này, ông viết bài “Mong đợi” cũng để ca sĩ Trúc Ly trình bày nhưng không để lại nhiều dư âm.
“Thu qua đông tàn, nàng Xuân mới sang
Muôn sắc huy hoàng.
Xuân này nếu vắng Anh
Lạc bày chim Yến bay
Mùa xuân như đông buồn … “
Hiện nay ông có mở một phòng trà hát với nhau ở địa chỉ B5, hẻm 373 Nguyễn Trãi, Quân 1
Thiên Giang biên tập.